Tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ thì có lấy lại để sử dụng được không?

Chủ đề   RSS   
  • #613352 27/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ thì có lấy lại để sử dụng được không?

    Khi vi phạm hành chính bị tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì người bị tạm giữ có được lấy lại để sử dụng không? Những trường hợp nào sẽ bị tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính?

    Tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ thì có lấy lại để sử dụng được không?

    Theo khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

    - Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

    - Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

    Đồng thời, theo khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

    - Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    - Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. 

    Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

    - Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.

    Như vậy, nếu tang vật, phương tiện vi phạm không bị áp dụng hình thức tịch thu thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải trả lại cho cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành các biện pháp cần thiết. 

    Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

    Theo đó, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vẫn có thể lấy lại để sử dụng được.

    Những trường hợp bị tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

    Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

    - Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

    - Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.

    Như vậy, nếu vi phạm thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ bị tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bao lâu?

    Theo điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

    - Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; 

    Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

    - Các trường hợp thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài: 

    + Đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. 

    + Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

    - Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    - Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

    - Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Như vậy, thông thường thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là không quá 7 ngày làm việc. Một số trường hợp khác có thế kéo dài hơn nhưng cao nhất là không quá 1 tháng.

     
    1517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận