Ngày 11/11/2022 vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Tại đó, với tỷ lệ tán thành đến chiếm 90,96 % Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng so với mức lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8%) từ ngày 01/7/2023.
Tiền lương của viên chức sẽ thay đổi thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở sẽ được áp dụng đối khi tính tiền lương và phụ cấp của người làm trong doanh nghiệp nhà nước cũng như viên chức
mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.
Dựa theo bảng 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức lương đối với viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thay đổi từ ngày 01/7/2022 như sau:
- Loại A3.1 bậc 6: 1.800.000 x 8.00 = 14.400.000 đồng/tháng.
- Loại B bậc 12: 1.800.000 x 4.06 = 7.308.000 đồng/tháng.
- Loại C1 bậc 12: 1.800.000 x 3.63 = 6.534.000 đồng/tháng.
Dựa trên các dữ liệu trên thì việc tăng lương cơ sở là phù hợp với thực tế và tình hình kinh tế hiện tại trong khi bất ổn thị trường nước ngoài. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng phần nào tác động, dẫn đến làm phát và khan hiếm hàng hóa. Nhưng lương cơ sở vẫn dậm chân tại chỗ thì từ năm 2023 người làm cho doanh nghiệp nhà nước cũng như viên chức sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh lương cơ sở.
Tại sao đến ngày 01/7/2023 mới tăng lương cơ sở?
Theo nhiều đề xuất trước đó có 02 phương án tăng lương cơ sở đầu năm 2023 và giữa năm 2023. Việc này có nhiều luồng ý kiến và được đưa ra nhiều bàn luận nhiều về thời điểm nào sẽ thích hợp hơn để tăng lương cơ sở.
Thì Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 lý do được đưa ra như sau:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy nếu áp dụng tăng lương từ ngày 01/1/2023 đúng vào thời điểm đầu năm gần với Tết Dương lịch và Tết m lịch.
"Đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân", Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thông tin.
Qua đó, việc tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là hoàn toàn hợp lý và nắm bắt được tình hình kinh tế sau nửa đầu năm 2023 để điều chỉnh phù hợp hơn đối với các đối tượng được điều chỉnh.
Hơn nữa, tại Kết luận số 42-KL/TW sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương đã đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ và thời điểm áp dụng từ 1/7/2023.
Lợi ích của việc tăng lương cơ sở
Đầu tiên: Tác động lớn nhất đối với người làm trong doanh nghiệp nhà nước, viên chức biên chế trong việc điều chỉnh lương cơ sở sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2023, làm tăng sức mua, tạo dòng chảy tiền tệ cho sản xuất, kinh doanh được nâng cao. Điều này đã được nhắc đến ở Quốc hội với lý do vì sao phải lùi thời gian tăng lương cơ sở đến tháng 7 năm 2023.
Thứ hai: Là nâng cao đời sống của viên chức, người làm trong doanh nghiệp nhà nước lên khi lương cơ sở được tăng. Thực tế, đời sống của công chức, viên chức hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, việc tăng lương xứng đáng với đóng góp, công sức của các đối tượng này, mục đích chính là cải thiện đời sống và giữ chân các công viên chức giỏi bằng việc tăng lương.
Thứ ba: Tăng lương cơ sở sẽ thu hút nhân tài làm việc tại các cơ quan nhà nước, qua đó khẳng định vị thế của doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập mà nhà nước quản lý.
Cuối cùng là việc tăng lương cơ sở sẽ đảm bảo được nguồn nhân lực hiện nay. Đây được xem là lần tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm đảm bảo giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân.