TANDTC giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #605949 07/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    TANDTC giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự

    Ngày 03/10/2023 TAND tối cao đã có Công văn 196/TANDTC-PC năm 2023 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử.
     
    Trong đó, có 09 vướng mắc trong công tác xét xử lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự được TAND tối cao giải đáp như sau:
     
    tandtc-giai-dap-vuong-mac-trong-cong-tac-xet-xu-linh-vuc-hinh-su-to-tung-hinh-su
     
    1. Đập phá nhà công trình xây dựng trái phép có cấu thành tội phạm?
     
    Các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất và đã xây dựng nhà, công trình, vật kiến trúc trái phép trên đất lấn chiếm. Sau đó, có một số đối tượng khác đến tiếp tục lấn chiếm trên những phần đất này và có hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trái phép nêu trên. 
     
    Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép của các đối tượng trên có cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 không?
     
    Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ...”
     
    Các đối tượng xây dựng nhà, công trình, vật kiến trúc trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng  2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
     
    Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật đó như thế nào và bàng biện pháp gì là thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Việc các đối tượng khác đến tiếp tục lấn chiếm trên những phần đất này và có hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trái phép nêu trên thì phạm tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
     
    2. Nhờ làm giả giấy tờ rồi sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
     
    Bị cáo có hành vi nhờ người khác làm giả giấy đi đường, sau đó sử dụng giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trường hợp này hành vi của bị cáo phạm hai tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” hay “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”?
     
    Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đây là hai tội danh độc lập được quy định trong cùng một điều luật. Nếu các hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành hai tội này thì bị cáo phải bị truy tố, xét xử với hai tội danh độc lập, sau đó tổng hợp hình phạt.
     
    Trường hợp bị cáo không phải là người trực tiếp làm giả giấy đi đường mà chỉ có hành vi nhờ người khác làm giả giấy đi đường, sau đó sử dụng giấy đi đường để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trường hợp này, bị cáo phạm tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, mà không cấu thành tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
     
    3. Làm giả chữ ký để cấp lại QSDĐ rồi vi phạm pháp luật thì tiêu hủy hay tịch thu?
     
    Người phạm tội giả chữ ký của người sử dụng đất để thực hiện thủ tục xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, sau đó dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thực hiện hành vi phạm tội. 
     
    Trường hợp này, khi xét xử thì xử lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó như thế nào? Hủy giấy chứng nhận QSDĐ theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hay tịch thu, tiêu hủy theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015?
     
    Theo Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TAND tối cao thì giấy chứng nhận QSDĐ là quyết định hành chính, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
     
    Tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”
     
    Như vậy, giấy chứng nhận QSDĐ là quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ có thể bị hủy bỏ khi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hoặc khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự hoặc bị thu hồi bởi chính cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013
     
    Do đó, trường hợp người phạm tội giả chữ ký của người sử dụng đất để thực hiện thủ tục xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này vào việc thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử, Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 3 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đó (bản chất là thu hồi giá trị pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mà không tịch thu, tiêu hủy theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
     
    Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là tài liệu của vụ án và phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
     
    4. Nhân viên chiếm đoạt tiền của công ty thì phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay tội “Tham ô tài sản”?
     
    Bị cáo là nhân viên thu tiền điện thoại, tiền cước viễn thông thực hiện việc thu tiền của khách hàng cho Công ty, nhưng sau khi thu được tiền của khách hàng, bị cáo đã chiếm đoạt số tiền này, không nộp về cho Công ty. Hành vi của bị cáo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay tội “Tham ô tài sản”?
     
    Bị cáo là người được giao thực hiện nhiệm vụ thu tiền của khách, có trách nhiệm và trực tiếp quản lý tiền cước điện thoại, tiền cước viễn thông thu được. 
     
    Bị cáo đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, sau khi thu được tiền của khách hàng, bị cáo không nộp về công ty mà chiếm đoạt số tiền này. Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 352, Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP thì hành vi của bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản”.
     
    5. Công chứng giấy tờ giả để bị cáo lừa đảo thì Văn phòng công chứng có liên đới chịu trách nhiệm?
     
    Bị cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của bị hại, trong đó, Văn phòng Công chứng thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng, giấy tờ, tài liệu (do bị cáo làm giả), tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
     
    Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự của Công chứng viên thì có buộc Công chứng viên chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho bị hại hay không?
     
    Bị cáo thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền của bị hại. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử không xem xét, xử lý hành vi vi phạm của Công chứng viên, nếu không có chứng cứ chứng minh Công chứng viên đồng phạm với bị cáo cũng như sử dụng số tiền bị cáo chiếm đoạt và Văn phòng Công chứng đã thực hiện công chứng theo quy định pháp luật, không thể biết được thủ đoạn gian dối của bị cáo để chiếm đoạt tiền của bị hại. 
     
    Do đó, không thể buộc trách nhiệm liên đới của Công chứng viên phải bồi thường cho bị hại mà chỉ buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường (hoàn trả) số tiền đã chiếm đoạt của bị hại.
     
    6. Xác định thẩm quyền xét xử bị cáo, bị hại hoặc tài sản có liên quan ở nước ngoài như thế nào?
     
    Bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được xác định như thế nào?
     
    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài. 
     
    “Ở nước ngoài” được hiểu là tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án thì bị cáo, bị hại, đương sự không có mặt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để xác định “bị cáo, bị hại, đương sự hoặc tài sản liên quan đến vụ án ở nước ngoài” thì phải căn cứ vào vị trí địa lý của họ tại thời điểm giải quyết vụ án, cụ thể là[1]:
     
    - Bị cáo, bị hại, đương sự là người nước ngoài định cư, không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án;
     
    - Bị cáo, bị hại, đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án;
     
    - Bị cáo, bị hại, đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng đang ở nước ngoài vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án;
     
    - Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án;
     
    - Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án.
     
    Xem thêm Công văn 196/TANDTC-PC năm 2023 ban hành ngày 03/10/2023.
     
    926 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (17/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận