Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 5
Thông tư 01/2016/TT-BCA thì lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thứ hai, khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thứ ba, thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
- Thứ tư, khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Cuối cùng là trường hợp có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì đối với trường hợp tài xế đang lưu thông bình thường không hề có lỗi vi phạm, thì công an không thể tự ý dừng phương tiện để kiểm tra nếu không có mệnh lệnh, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền cấp, trường hợp này tài xế có quyền không xuất trình giấy tờ và yêu cầu công an cho kiểm chứng mệnh lệnh kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ hay không? Căn cứ theo quy định của
Hiến pháp 2013 công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội