Tài xế lái xe hợp đồng gây tai nạn thì chủ xe chịu liên đới trách nhiệm ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #605828 03/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Tài xế lái xe hợp đồng gây tai nạn thì chủ xe chịu liên đới trách nhiệm ra sao?

    Không ít trường hợp các tài xế lái xe dịch vụ vận tải theo hợp đồng chạy ẩu, vượt quá tốc độ gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Vậy trong trường hợp này thì chủ xe giao phương tiện cho người lái có trách nhiệm như thế nào?
     
    tai-xe-lai-xe-hop-dong-gay-tai-nan-thi-chu-xe-chiu-lien-doi-trach-nhiem-ra-sao
     
    1. Chủ xe hay người lái xe hợp đồng bồi thường khi có tai nạn?
     
    Căn cứ Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 việc bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra sẽ được thực hiện như sau:
     
    Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
     
    Do đó, theo nguyên tắc trên khi giao cho người làm công, học nghề công cụ thực hiện mà xảy ra tai nạn, thiệt hại thì doanh nghiệp phải là đối tượng phải bồi thường, sau đó người làm công có nghĩa vụ phải trả lại cho doanh nghiệp.
     
    2. Trường hợp nào doanh nghiệp không phải bồi thường cả khi không có lỗi?
     
    Cụ thể Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được thực hiện như sau:
     
    - Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
     
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
     
    - Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
     
    + Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
     
    + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    - Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
     
    Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
     
    Như vậy, trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
     
    3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với khi xảy ra tai nạn
     
    Theo đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn thiệt hại được thực hiện theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
     
    - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
     
    - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
     
    - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
     
    - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
     
    582 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (13/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận