Tại sao tăng thuế?

Chủ đề   RSS   
  • #465328 23/08/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tại sao tăng thuế?

    Trước thông tin về việc sắp tới sẽ tăng hàng loạt các thứ thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề TẠI SAO TĂNG THUẾ

    Do vậy, hôm nay mình lập topic này để các bạn có thể tham gia bình luận về việc lý do tại sao tăng thuế.

    Tại Tờ trình Dự thảo Luật sửa đổi 5 Luật về thuế, gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp có giải trình về các lý do tăng thuế như sau (đầu tiên mình xin nói lý do tổng quan, sau đó, sẽ đi vào chi tiết từng sắc thuế)

    LÝ DO TỔNG QUAN:

    Cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

    - Tập tring cơ cấu lại nguồn thu.

    -Hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế;

    - Tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

    LÝ DO CHI TIẾT:

    1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (THUẾ GTGT)

    - Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế GTGT ở mức thuế suất 5% thuộc các lĩnh vực đã được xã hội hóa mạnh mẽ để bình đẳng với ngành nghề, lĩnh vực thông thường khác.

    - Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

    Lộ trình tăng:

    Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.

    Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.

    2. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (THUẾ TTĐB)

    Đối với mặt hàng nước ngọt:

    - Để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân:

    Đồ uống có đường là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống có đường gắn liền với tăng năng lượng nạp vào cơ thể, tăng cân và béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.

    Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỷ lệ này lên đến 12%) cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%). Theo số liệu thống kê năm 2010, tỷ lệ béo phì đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao: Tỷ lệ chung ở nhóm này là 8,5%; 18,2% ở thành phố; 7,9% ở nông thôn, tuy nhiên, ở thành phố lớn như TP.HCM rất cao: 34,5%.

    Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như: các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận…

    Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Úc, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.

    Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt, cụ thể: Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc; Lào thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế TTĐB đối với nước ngọt 10%.

    Theo thông tin từ Ban thư ký ASEAN thì 03 nước trong ASEAN khác đang dự kiến, xem xét áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt: Myanmar: dự kiến thu thuế TTĐB thuế suất 5%; Phi-líp-pin: dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 10 Peso/lít; Indonesia: dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 3.000Rupi/lít nước ngọt có ga. Như vậy, hầu hết các nước trong khu vực đã và sẽ thực hiện thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt. Các nước Châu Âu áp dụng thu thuế cao hơn, cụ thể: Pháp thu thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối 0,72 euro/lít; Phần Lan thu thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối là 0,075 euro/lít; Hungary thu mức thuế tuyệt đối là 0,04 euro/1 chai hoặc 1 lon; Hà Lan: thu 0,09 USD/lít,...

    Do vậy, để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, trừ: nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa  và các sản phẩm sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

    - Phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Lộ trình tăng:

    Phương án 1: Áp dụng mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019.

    Phương án 2: Áp dụng mức thuế suất 20% áp dụng từ năm 2019.

    Đối với mặt hàng thuốc lá:

    - Thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá.

    - Thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

    - Để hạn chế thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá và giảm tỷ lệ người hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới. Việc sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh khác nhau, như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch …

    Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam cao có nhiều nguyên nhân trong đó, giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận với thuốc lá. Hiện Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá thấp: 48,1 % (số liệu được tính theo mức thuế suất năm 2019 là 75%) trong khi đó tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ tại các nước trong khu vực là: Bru-nây 81%, Thái Lan 70%, Sing-ga-po 69%, Ma-lai-xi-a 57%, In-do-ne-xi-a 51%; Mi-an-ma: 50% và các nước phát triển Úc: 62%, Đức: 75%, Pháp 80%...

    Cùng với nhiều nước, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) từ ngày 01/01/2005. Tại Điều 6, Công ước Khung về các biện pháp về giá và thuế nhằm giảm cầu về thuốc lá có quy định: “1. Các biện pháp về giá và thuế là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên.”.

    Tại khoản 2 Điều 4 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định: Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

    Tại khoản 2, Điều 4 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định: Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

    - Phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Lộ trình tăng:

    Phương án 1: Áp dụng thu thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp (kết hợp thu theo thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo đó, bổ sung mức thu thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà. Quy định này áp dụng từ ngày 01/01/2020.

    Phương án 2: Tăng thuế suất thuế theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2020 tăng từ mức thuế suất 75% lên 80%; từ ngày 01/01/2021 tăng từ mức thuế suất 80% lên mức 85%.

    Đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe pick- up):

    - Góp phần định hướng tiêu dùng:

    Trong những năm qua số lượng xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng nhập khẩu và tiêu dùng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2012 lượng xe tiêu thụ: 3.291 xe, trong đó: xe nhập khẩu là 3.252 xe, xe lắp ráp trong nước 39 xe. Đến năm 2016 lượng xe tiêu thụ: 28.233 xe, trong đó: xe nhập khẩu 27.265 xe; xe lắp ráp trong nước: 968 xe. Do loại xe này có thuế suất thuế TTĐB thấp hơn so với xe ô tô chở người có cùng số chỗ ngồi (Dòng xe SUV thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với loại trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang mua xe bán tải thay vì mua xe SUV.

    Để góp phần định hướng tiêu dùng loại xe vừa chở người vừa chở hàng và phù hợp với mục đích sử dụng loại xe này, ngày 14/3/2017, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 133/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô, trong đó có giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tải (pick- up) để đề xuất báo cáo Chính phủ và Quốc hội kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng loại xe này.

    - Sửa đổi để phù hợp với mục đích sử dụng của loại xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng.

    - Phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Lộ trình tăng:

    Mức thuế suất thuế TTĐB bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000 đến 3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

    3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (THUẾ TNDN)

    Đối với thuế nhà thầu nước ngoài:

    - Đảm bảo minh bạch, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện do hiện hành nội dung này Luật thuế TNDN đang giao Chính phủ quy định chi tiết, theo đó tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài đang được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

    - Phù hợp với thực tế phát sinh.

    - Hạn chế việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc ký các hợp đồng thuê dịch vụ quản lý, tư vấn, quảng cáo... với công ty mẹ ở nước ngoài, làm giảm nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

    Nội dung được sửa đổi như sau:

    Đối với doanh nghiệp quy định tại các Điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật này, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

    a) Dịch vụ, hoạt động tư vấn, giám sát: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; Trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; Trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hoá với giá trị dịch vụ: 2%;

    b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ: 0,5%; Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức khác hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms): 1%;

    c) Tiền bản quyền: 10%;

    d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển: 2%;

    đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại điểm d khoản này): 5%;

    e) Lãi tiền  vay: 5%;

    g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài: 0,1%;

    h) Dịch vụ tài chính phái sinh: 2%;

    i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác: 2%;

    k) Chuyển nhượng vốn (trừ dầu khí): 1%”.

    4. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (THUẾ TNCN)

    Đối với thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo quy định của Luật Viễn thông:

    Pháp điển hóa quy định thu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet phù hợp với tính chất khoản thu nhập, phù hợp với pháp luật chuyên ngành và thực tế.

    Nội dung được sửa đổi như sau:

    Bổ sung quy định thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo quy định của Luật Viễn thông vào đối tượng chịu thuế

    Đối với thu nhập từ trúng thưởng:

    - Điều tiết hợp lý thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng.

    - Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

    Nội dung sửa đổi như sau:

    Bậc thuế

    Thu nhập tính thuế (tỷ đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 5

    10

    2

    Trên 5 đến 10

    20

    3

    Trên 10

    30

    5. THUẾ TÀI NGUYÊN

    Đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về điện lực, pháp luật về hải quan

     
    18981 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    dnp258 (24/08/2017) hongphuong1993 (24/08/2017) taigioi1995 (24/08/2017) yenhuong94 (23/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465344   23/08/2017

    Để tăng thuế thì có muôn vàn lý do để tăng, khổ thì khổ dân thôi. Lương thấp rồi lại hết khoản thuế này,thuế kia. Không biết một ngày bước ra đường là đeo lên bao nhiêu loại thuế :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    dnp258 (24/08/2017)
  • #465396   24/08/2017

    sao toàn phân tích cái tốt không

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn manhduc1993 vì bài viết hữu ích
    dnp258 (24/08/2017)
  • #465427   24/08/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Thuế là một công cụ tác động rộng rãi đến toàn xã hội. Việc quy định về thuế như thế nào cũng là một điều đáng quan tâm. Vì nếu chúng ta quản lý thuế không tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ. Vì thế việc tăng hay giảm thuế chúng ta cũng cần phải suy xét nhiều mặt đặc biệt là sự tác động của chúng tới nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Việc tăng thuế là một điều mà chúng ta đáng phải quan tâm, nếu tăng thuế thì những thứ khác như lương có tăng theo hay không? Tăng thuế là kích thích sự phát triển kinh tế hay kìm hảm sự phát triển? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải trả lời khi thực hiện tăng thuế. Tôi nghĩ thuế ở Việt Nam như hiện nay là rất hợp lý. Với những lý do để tăng thuế thì không thuyết phục. Vì dụ như tăng thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế chẳng hạn. Đồng ý rằng trên thế giới có những nước đánh thuế rất cao nhưng chúng ta hãy xét xem tình hình kinh tế - xã hội của nước họ như thế nào so với chúng ta. Nếu chúng ta được như họ thì chúng ta hãy thực hiện giống họ. Còn ngược lại thì đừng nên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #465438   24/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Bên cạnh các loại thuế bạn liệt kê, hình như nhà nước vẫn còn dự định tăng các khoản thuế như thuế sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường... Dự định là các luật thuế còn sửa đổi dài dài với tình hình này.

     
    Báo quản trị |  
  • #465478   24/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Thuế tăng dần theo từng giai đoạn để đáp ứng nguồn ngân sách nhà nước đặt ra, nguồn tiền cần cho phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng cần nhiều hơn để đáp ứng cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nước ta so với mặt bằng chung của thuế các nước cũng nhiều hơn. Dân nghèo vẫn nghèo gồng gánh thuế 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #465490   24/08/2017

    Tôi thấy các bộ ngành muốn tăng cái gì thì cứ đi so sánh với các nước khác, mà toàn so với các nước phát triển. Trong khi những vấn đề khác của cùng nước phát triển đó họ thấp hơn thì không chịu điều chỉnh nước mình giảm xuống.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (25/08/2017)
  • #465503   25/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Tôi thấy các bộ ngành muốn tăng cái gì thì cứ đi so sánh với các nước khác, mà toàn so với các nước phát triển. Trong khi những vấn đề khác của cùng nước phát triển đó họ thấp hơn thì không chịu điều chỉnh nước mình giảm xuống.

    Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn, thấy rằng khi muốn tăng thuế hay tăng giá mặt hàng nào đó thì lại đi so sánh với các nước đã phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại và đi trước nước ta những vài chục năm. Sao không đi so sánh với các nước trong khu vực ví dụ các nước ASEAN chẳng hạn, để nhìn nhận trực quan về tốc dộ của nước ta so với các nước bạn trong khu vực, tìm hiểu cách thức họ vận hành nền kinh tế, quản lý Bộ máy nhà nước để học hỏi và chắt lọc, đổi mới... phù hợp với nước ta. Đây nói tăng cái là tăng luôn, cứ như cái máy ấy, chỉ đâu đánh đó, nói sao làm vậy không cần biết ra sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #465508   25/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Tôi thấy các bộ ngành muốn tăng cái gì thì cứ đi so sánh với các nước khác, mà toàn so với các nước phát triển. Trong khi những vấn đề khác của cùng nước phát triển đó họ thấp hơn thì không chịu điều chỉnh nước mình giảm xuống.

    Các nước phát triển thu thuế cao nhưng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi, cơ sở hạ tầng của người ta rất tốt, còn nước ta thì nên hoàn chỉnh hơn các quy định, các chính sách trước đã chứ bây giờ dân tình còn nghèo, mà cứ đi so sánh với các nước phát triển để tăng thuế thì không hợp lý. Vẫn biết tăng thuế sẽ tăng phần nào ngân sách nhà nước, nhà nước sẽ có kinh phí để nâng cao các điều kiện, chăm sóc tốt hơn cho người dân, nhưng hiện nay, nước ta còn nghèo, việc áp thuế, tăng thuế cần phải cân đong, đo đếm và áp dụng một cách hợp lý nhất. Chứ hoàn toàn không thể nào vì thuế nước người ta cao, nước mình cũng phải tăng cao theo như vậy được.

     
    Báo quản trị |  
  • #465498   25/08/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Tăng thuế thì có muôn vàn lý do, mình nghĩ tăng cũng không sao, nhưng cần cho người dân một lý do, một lời giải thích cụ thể để đảm bảo sự thống nhất cũng như minh bạch trong họat động, tránh những hiểu lầm, nghi ngờ không đáng có gây mất lòng tin của nhân dân (những người trực tiếp đóng thuế).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #465515   25/08/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Thông lệ quốc tế là cái gì? Tại sao lại cứ phải lấy cái lý do có chữ "quốc tế" vô mới được nhỉ - sính ngoại? Các nước châu âu phát triển thuế VAT của người ta có từ 20 - 30% thì trong cơ cấu nguồn thu, thuế VAT cũng chỉ chiếm thị phần khoảng 20%. Trong khi đó hiện tại thuế VAT của Việt Nam ta là 5%, 10% nhưng trong cơ cấu nguồn thu cũng chiếm khoảng trên 20% rồi. Như vậy nếu tăng lên 12% thì không biết nó còn khủng khiếp đến mức nào. Các ông trên ấy chỉ nhìn vào con số tuyệt đối (% thuế VAT) mà không nhìn trong tổng thể. Coi chừng chứ lợi bất cập hại, muốn ổn định, bền vững mà như thế thì làm sao mà bền vững được.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #465702   26/08/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Vì đây là suy nghĩ đứng trên phương diện suy nghĩ của các nhà lãnh đạo thì đưa ra quyết định tăng thuế và chưa đứng về phía người đan xem dân phải chịu những gì nên toàn cái tốt thôi là vậy. Cuối cùng thuế tăng chỉ dân khổ.

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #465720   26/08/2017

    Theo mình nghĩ khi tăng thuế thì người dân sẽ khổ mà thôi, khi người dân khổ khi không gánh chịu nổi các loại thuế đó thì nhà nước cũng sẽ chịu sự tác động từ sự phản ứng của người dân. Trước hết muốn tăng thuế thì thu nhập, đời sống người dân được nâng cao thì mới tăng, dân lúc nào cũng nghèo mà thuế cứ tăng hoài thì khổ.

     
    Báo quản trị |  
  • #465722   26/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Việc sửa đổi sẽ giúp cơ cấu lại một cách hợp lý nguồn thu, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng đưa các loại thuế nhập khẩu về 0% theo các cam kết quốc tế đang đến rất gần. Bên cạnh đó lý do tăng các loại thuế không chỉ là tăng thu ngân sách mà còn vì lý do "sức khỏe". Ví dụ với nước ngọt, theo Bộ Tài chính, còn để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì của Việt Nam. Cơ quan này dẫn một loạt số liệu từ WHO và các nghiên cứu khảo sát của các tổ chức khác để cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang tăng nhanh ở Việt Nam, nguy cơ gây nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch. Trong báo cáo, Bộ này cũng đưa trường hợp các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia đã áp thuế với nước ngọt. Còn với thuốc lá, chính phủ cũng nhấn mạnh mục đích tăng thuế là để "hạn chế thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng".

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #465726   26/08/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Theo nhiều nguồn ý kiến thì Bộ Tài chính khẳng định việc sửa đổi các sắc thuế là đảm bảo mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển, với cam kết tại các thỏa thuận và Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc đang trong quá trình đàm phán để ký kết, tham gia, qua đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và tăng việc làm cho người lao động, chống thất thu ngân sách nhà nước, chống gian lận thương mại, chuyển giá.

     
    Báo quản trị |