Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?

Chủ đề   RSS   
  • #613002 20/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?

    Thông thường người đứng đầu chỉ đạo, điều hành các hoạt động của một ngôi trường sẽ là Hiệu trưởng. Vậy tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?

    Cơ sở giáo dục đại học là gì?

    Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau:

    - Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật

    Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

    - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

    + Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

    + Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

    Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

    Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

    Như vậy, tại Việt Nam sẽ có các cơ sở giáo dục đại học là đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở này được chia thành công lập và tư thục.

    Trong đó có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

    Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?

    Để thành lập cơ sở giáo dục đại học kể cả công lập hay tư thục, cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 87 và thực hiện các thủ tục tại Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP

    Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học tư thục trước hết sẽ là một doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định và các doanh nghiệp này được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức giáo dục đại học tư thục.

    Theo đó, người đứng đầu doanh nghiệp lúc này cũng sẽ được đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tư thục, và người đứng đầu sẽ được gọi là Giám đốc.

    Đối với đối tượng đặc biệt là ĐHQG, theo Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

    - Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

    - Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

    Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.

    Theo đó, ĐHQG không chỉ là nơi đào tạo mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng với đó, Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu Hội đồng còn người đứng đầu các trường đại học thành viên sẽ được gọi là Hiệu trưởng.

    Chính vì vậy, ĐHQG là đại học công lập nhưng Giám đốc sẽ đứng đầu, các cơ sở giáo dục đại học công lập khác thì sẽ là Hiệu trưởng đứng đầu. Các cơ sở giáo dục tư thục thì người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư.

    Giám đốc ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Theo Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Giám đốc ĐHQG là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

    - Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền;

    - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia;

    - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia;

    - Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia;

    - Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;

    - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định;

    - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia;

    - Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia;

    - Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán;

    - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc ĐHQG, người đứng đầu ĐHQG cũng sẽ là người đại diện cho ĐHQG trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ĐHQG theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.

     
    823 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (21/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận