TẠI SAO BẠN PHẢI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

Chủ đề   RSS   
  • #388534 19/06/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TẠI SAO BẠN PHẢI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

    >> SO SÁNH 03 LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Hiện nay, nhiều bạn trẻ đi làm không ký HĐLĐ vì nhiều lý do. Một số cho có HĐLĐ sẽ bị ràng buộc nhiều thứ, một số nghĩ không cần thiết. Nhưng thực tế, HĐLĐ rất quan trọng vì đó là công cụ bảo vệ bạn khỏi sự bóc lột của NSDLĐ.

    1/ Không vô cớ bị đuổi việc:

    Nếu bạn có ký HĐLĐ, dù là loại HĐ nào đi chăng nữa thì khi muốn đơn phương chấm dứt HĐ, NSDLĐ phải nêu ra được một trong những lý do theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    -  Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    -  Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    Và khi NSDLĐ có đưa ra lý do cho bạn nghỉ thì phải đảm bảo thời hạn báo trước, nếu không, bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường dựa trên Điều 42 Bộ luật Lao động 2012.

     

    2/ Bạn sẽ không bị “quịt” tiền:

    Khi có HĐLĐ, NDSLĐ sẽ không dám trả tiền bạn chậm trễ. Bởi lẽ, khi NSDLĐ trả lương chậm  từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Đồng thời, nếu trong HĐLĐ có thỏa thuận về việc tăng lương, thưởng thì NSDLĐ phải thực hiện đúng.

     

    3/ Có những ưu đãi riêng cho lao động nữ:

    Chế độ thai sản, những ngành nghề lao động nữ không được làm...là những quy định bảo vệ cho lao động nữ theo quy đinh tại Chương X Bộ luật Lao động 2012

     

    4/ Được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc:

    Khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động (đúng luật), bạn sẽ được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 hoặc trợ cấp mất việc theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 khi công ty thay đổi cơ cấu.

    Mức hưởng như sau:

    - TCTV = ½ tiền lương của 06 tháng liền kề x số năm (từ đủ 01 - dưới 06 tháng tính ½ năm , từ đủ 06-12 tháng tính 1 năm)

    - TCMV = 1 tháng tiền lương x số năm (ít nhất bằng 02 tháng tiền lương) 

     

    5/ Được mua BHXH, BHYT, BHTN:

    Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Bảo hiểm y tế 2008, Luật Việc làm 2013, NLĐ có HĐLĐ phải tham gia BHXH, BHYT và BHTN. Theo đó, NLĐ sẽ được đóng BH như sau:

    - BHXH: NSDLĐ: 18%; NLĐ: 8%

    - BHYT: NSDLĐ: 3%; NLĐ: 1,5%

    - BHTN: NSDLĐ: 1%; NLĐ: 1%

     

    6/ Được đình công:

    Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2012, NLĐ được đình công khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thủ tục đình công để không gánh chịu rủi ro pháp lý theo quy định tại Mục 3, 4 Chương XIV của Bộ luật Lao động 2012

     

    Tóm lại, khi bạn ký kết HĐLĐ, quyền lợi của bạn sẽ được Bộ luật Lao động bảo vệ. 

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 24/06/2015 11:07:55 SA
     
    60296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388561   19/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Theo quy định của pháp luật lao động thì thử việc có thể lập thành văn bản (hợp đồng thử việc). Việc quy định có thể này không buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng thử việc, do đó nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điểm này để chấm dứt quan hệ lao động với người lao động và không trả lương trong thời gian thử việc.

    Bên cạnh đó, Nghị định 95/2013/NĐ-CP cũng không có điều khoản nào xử phạt doanh nghiệp không lập hợp đồng thử việc nên càng bất lợi cho người lao động khi khiếu nại.

    Thiết nghĩ nên quy định người sử dụng lao động bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc với người lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    harylupl (19/06/2015) Thanhngan1996 (19/06/2015)
  • #388567   19/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Các bạn nghĩ như thế nào với việc một số đối tượng theo quy định không cần thiết phải lập hợp đồng lao động:

    - Người giúp việc nhà.

    - Người làm việc gia công tại nhà.

    - Người làm công việc tạm thời có hạn dưới 3 tháng.

    Như vậy, quyền lợi của những người này có được bảo đảm không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Thanhngan1996 (19/06/2015)
  • #388601   19/06/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


     Nhiều trường hợp xuất hiện cái gọi là hợp đồng cộng tác viên, nhưng không hiểu loại hợp đồng này thuộc về loại nào trong 3 loại hợp đồng do luật định nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #388668   21/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    harylupl viết:

     Nhiều trường hợp xuất hiện cái gọi là hợp đồng cộng tác viên, nhưng không hiểu loại hợp đồng này thuộc về loại nào trong 3 loại hợp đồng do luật định nhỉ?

    Hợp đồng "cộng tác viên" là hình thức "lách" của người sử dụng lao động. Hợp đồng cộng tác viên thực chất chính là giao dịch dân sự và không thuộc loại hợp đồng lao động. Khi hạch toán, chi phí chi trả cho cộng tác viên được tính vào chi phí hoạt động doanh nghiệp chứ không tính vào quỹ lương. Thường thì khi hưởng thù lao cộng tác viên thì người công tác phải chịu thêm khoản phí TNCN (trừ trường hợp thoả thuận là DN chi trả).

     
    Báo quản trị |  
  • #388903   23/06/2015

    phuonglanngo
    phuonglanngo

    Female
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn ơi, bên công ty mình chưa xây dựng chính sách tuyển dụng, nhưng mình không biết xây dựng như thế nào cho đúng, có ai biết chỉ mình với

     

     
    Báo quản trị |  
  • #388985   23/06/2015

    Vuongnguyen8690
    Vuongnguyen8690

    Female
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đề nghị bạn xem lại điều 28 Bộ luật Lao động 2012. Cảm ơn!

    Cập nhật bởi Vuongnguyen8690 ngày 23/06/2015 02:35:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #391846   13/07/2015

    qcweb
    qcweb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình làm nhân viên kinh doanh cho 1 công ty về luật. khi vào làm thì ký hợp đồng thử việc 2 tháng. Sang tháng thứ 3  theo hợp đồng là làm chính thức nhưng lại không được ký hợp đồng chính thức và tiền lương vẫn là thử việc. Tháng thứ 4 thì trả lương muộn tận nửa tháng và mình tiếp tục nhận lương thử việc. Mình có thắc mắc thì bảo bận chưa làm hợp đồng được nên mình đành nghỉ việc trong ấm ức khi mất cả tiền lẫn thời gian

    Các bạn nên chú ý khi làm việc ở những cty , doanh nghiệp không làm hợp đồng để đảm bảo quyền lợi chứ như mình thì mất cả tiền cả thời gian 

     
    Báo quản trị |  
  • #395752   10/08/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    qcweb viết:

    Mình làm nhân viên kinh doanh cho 1 công ty về luật. khi vào làm thì ký hợp đồng thử việc 2 tháng. Sang tháng thứ 3  theo hợp đồng là làm chính thức nhưng lại không được ký hợp đồng chính thức và tiền lương vẫn là thử việc. Tháng thứ 4 thì trả lương muộn tận nửa tháng và mình tiếp tục nhận lương thử việc. Mình có thắc mắc thì bảo bận chưa làm hợp đồng được nên mình đành nghỉ việc trong ấm ức khi mất cả tiền lẫn thời gian

    Các bạn nên chú ý khi làm việc ở những cty , doanh nghiệp không làm hợp đồng để đảm bảo quyền lợi chứ như mình thì mất cả tiền cả thời gian 

    Bạn có thể đình công =)))

     
    Báo quản trị |  
  • #396555   17/08/2015

    công ty luật mà còn như vậy nữa thì làm s những doanh nghiệp bth khác thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #396561   17/08/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    10 công ty luật thì 9 công ty vi phạm về hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, làm thêm giờ, nghỉ phép...

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hunggtvt25 (21/09/2017)