Tai nạn ở Long An: Không thể truy tố tài xế tội giết người

Chủ đề   RSS   
  • #511771 07/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tai nạn ở Long An: Không thể truy tố tài xế tội giết người

    Sau vụ xe đầu kéo mất lái đâm vào đám đông người đi xe máy đứng chờ đèn đỏ ở Long An, nhiều ý kiến cho rằng nên truy tố tài xế với tội giết người chứ không phải là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260.

    Đương nhiên mỗi ý kiến đưa ra đều kèm theo lý lẽ và cách hiểu riêng của cá nhân người đưa ra ý kiến. Trước khi nêu quan điểm cá nhân mình, mình xin trích lại một số quan điểm của các Luật sư khác về tội danh trong trường hợp này.

    Có quan điểm cho rằng nên truy tố với tội danh giết người.

    “Khi xem kỹ lại clip tai nạn thấy chiếc xe lao lên đám đông mà không có một lực thắng nào, mặt đường rộng có thể cho tài xế lựa chọn cách đánh lái vào bên đường trống hoặc lao vào đuôi xe tải đậu chờ đèn đỏ, gây ra vụ thảm sát kinh hoàng. Như vậy, đây là một vụ giết người với lỗi cố ý vì tài xế”

    Theo như đoạn clip và nội dung, diễn biến sự việc có thể thấy tài xế đã cố ý đẩy mình vào trạng thái say xỉn và phê ma túy, nhận thức rõ hành vi say rượu và phê ma túy mà leo lên điều khiển một nguồn nguy hiểm cao độ như vậy là có thể gây chết người, thấy trước hậu quả chết người hàng loạt có thể xảy ra, tuy tài xế không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra.

    “Do vậy, phải khởi tố hành vi của tài xế tội giết người theo Khoản 1 Điểm l Điều 123 BLHS năm 2015 với tình tiết tăng nặng là sử dụng phương tiện nguy hiểm có khả năng làm chết nhiều người theo Điểm m Khoản 1 Điều 48 BLHS mới thỏa đáng và có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung”.

    Những quan điểm trái ngược với ý kiến trên, có Luật sư cho rằng không thể truy tố tài xế tội danh giết người bởi đối với tội giết người, về mặt chủ quan của tội phạm thì cơ bản là phải xác định được động cơ và mục đích. Ở đây, rất khó và gần như không thể xác định được động cơ, mục đích giết người trong trường hợp này.

    Một Luật sư khác cho rằng đây là lỗi vô ý vì quá tự tin khi điều khiển dù có sử dụng rượu bia hay chất kích thích khác nên không thể truy cứu tài xế vào tội giết người.

    “Nếu nói như một số Ls là truy cứu tội giết người thì có một thực tế, cứ cầm xe chạy ra đường thì đâm chết là tội giết thì cam đoan một điều tất cả sẽ đi bộ chứ không ai dám đi phương tiện ô tô, xe máy…” 

    Mình đã đọc rất nhiều các luồng ý kiến khác nhau của các Luật sư, Chuyên gia pháp lý, ai nói ra cũng có lý lẽ riêng của mình. Vì hiện tại vụ án mới đến bước khởi tố, cơ quan CSĐT chưa có bản kết luận điều tra chính thức nên cũng chưa thể vội khẳng định được điều gì. Mặc dù biết rằng những khả năng như tài xế có thù hằn với những người xe máy chờ đèn đỏ và có ý định lao xe vào để giết họ rất khó có thể xảy ra, tuy nhiên để chắc chắn khi đưa ra quan điểm cá nhân thì mình giả định trường hợp mình vừa nêu là không có thật. Tài xế và những người xe máy không hề có quen biết, không có tư thù cá nhân, tài xế không hề có ý định giết những người này trước đó. Như vậy, có thể truy tố tội giết người với tài xế hay không?

    Mình nghĩ chỉ cần đi sâu vào phân tích mặt chủ quan của tội phạm trong hành vi này là có thể xác định được.

    Thứ nhất, là yếu tố lỗi. Đương nhiên tài xế là người có lỗi. Vậy lỗi cố ý hay là lỗi vô ý?

    Như mình đã đặt giả định ở trên thì lỗi cố ý coi như không xét đến. Vậy đây là hành vi với lỗi vô ý, bởi theo quy định của BLDS thì xe đầu kéo là nguồn nguy hiểm cao độ. Tài xế điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hậu quả thì phải chịu trách nhiệm. Và tài xế biết và buộc phải biết rằng sử dụng rượu, ma túy khi điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ sẽ gây ra nguy hiểm đến mức làm chết người nhưng tài xế vẫn làm. Vậy lỗi được xác định ở đây là vô ý do qúa tự tin.

    Đã là lỗi vô ý, thì đương nhiên không thể cấu thành tội giết người được, bởi tội giết người được cấu thành với lỗi cố ý. Nếu có chăng thì hành vi của tài xế chỉ có thể cấu thành tội vô ý làm chết người mà thôi, và mình hoàn toàn với quan điểm của vị Luật sư cho rằng chỉ có thể truy tố tài xế theo Điều 260 BLHS.

     

    Đây là chữ ký

     
    2394 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận