Tai nạn lao động hiện nay được hưởng những phúc lợi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #605737 27/09/2023

    Tai nạn lao động hiện nay được hưởng những phúc lợi nào?

    Kính chào Quý chuyên viên Tư Vấn!
     
    Em có người thân (ghi nhận là em) làm tạp vụ tại một bệnh viện. Trong giờ làm việc em có bê thao đồ và vô tình bị trật cột sống. 
     
    Sau đó em có đi kiểm tra chụp hình và được chuẩn đoán là bị cong đốt sống phải đeo nịt lưng xuyên suốt 24 tiếng vài ngày để theo dõi và trong thời gian đó em thời gian sinh hoạt ở nhà cũng khó. Tại bệnh viện em chuẩn đoán bác sĩ yêu cầu tạm nghỉ 5 ngày để theo dõi bệnh tuy nhiên Bệnh viện nơi em đang làm thì không cho phép. 
     
    Bệnh viện báo bên bảo hiểm chỉ hỗ trợ 2 ngày lương nếu nghỉ thêm phải trừ trực tiếp vào lương và không được hỗ trợ bất cứ chi phí nào khác. Vậy Quý chuyên viên cho em hỏi trong trường hợp này em sẽ được hưởng những chính sách hay hỗ trợ đền bù gì từ bệnh viện đang theo làm hay bảo hiểm không ạ? Và làm sao để được hưởng chính sách đó.
     
    Em xin cảm ơn!
     
    975 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngotuyen1998@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #605832   03/10/2023

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Tai nạn lao động hiện nay được hưởng những phúc lợi nào?

    Chào bạn,

    Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2023)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com