Tai nạn lao động đã bình phục nhưng bị tái phát

Chủ đề   RSS   
  • #531677 28/10/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tai nạn lao động đã bình phục nhưng bị tái phát

    Trường hợp giải quyết tai nạn lao động mọi người đã nghe nhiều, nhưng nếu sau khi được chữa trị và bình phục đi làm một thời gian thì vết thương tái phát và phải đi điều trị lại. Vậy việc chữa trị này sẽ được giải quyết như thế nào và trong thời gian điều trị thì tiền lương của NLD sẽ được thanh toán như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật lao động 2012:

    "Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này."

    Như vậy cá nhân mình thấy nếu đã được điều trị bình phục hoàn toàn, đã xuất viện và đang trong thời gian thực hiện thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động. Trong thời gian này vết thương có tái phát phải tiếp tục điều trị thì công ty không có trách nhiệm thanh toán chi phí điều trị và tiền lương căn cứ quy định trên.

    Chi phí điều trị do BHYT thanh toán theo quy định. Sau khi giám định suy giảm khả năng lao động nếu NLĐ bị suy giảm từ 5% trở lên thì được công ty trợ cấp theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và được bảo hiểm trã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điều 46, 47, 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

     

     
    4192 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531761   29/10/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bạn chưa nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau hoặc chưa nghỉ đủ số ngày trong một năm thì bạn sẽ được nghỉ đủ số ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

    a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

    b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
     

     
    Báo quản trị |