chào bạn, đối chiếu với thông tin mà bạn đưa ra, tôi xin có ý kiến như sau:
1. ông T thuộc trường hợp bị tai nạn lao động. Vì:
theo quy định của Bộ luật lao động VN thì: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
tại thông tư liên tịch Số: 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT về Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động định nghĩa về tai nạn lao động như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:
a) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).
Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:
a) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;
2. điều tra tai nạn lao động được quy định rõ trong thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT về Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
Trên đây là ý kiến của cá nhân. mong nhận được phản hồi từ bạn.
Dương Nga
Ms. Dương Nga
M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com