Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Chủ đề   RSS   
  • #611409 10/05/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

    Tài liệu nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm?

    Tài liệu, hiện vật nào được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

    Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

    Theo đó, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:

    - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;

    - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;

    - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;

    - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

    Lưu ý: Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.

    Trong trường hợp nào cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm?

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì:

    Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:

    - Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;

    - Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;

    - Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

    - Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.

    Lưu ý: theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    (i) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    (ii) Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    (iii) Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    (iv) Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

    Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:

    Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

    - Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

    - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

    - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

    Tóm lại, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:

    - Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;

    - Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;

    - Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;

    - Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

     
    14 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận