Suy đoán lỗi và suy đoán vô tội liệu có mâu thuẫn?

Chủ đề   RSS   
  • #482890 21/01/2018

    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Suy đoán lỗi và suy đoán vô tội liệu có mâu thuẫn?

    Những bạn mới học Luật sẽ bắt gặp hai khái niệm nghe có vẻ khá là ngược nhau đó là Suy đoán có lỗi và suy đoán lỗi. Mình xin có vài lời như sau:

    1. Suy đoán lỗi. Đây là nguyên tắc được dùng trong các quan hệ dân sự nói chung. Khi mà các bên gây hậu quả nào đó thì mặc nhiên là sẽ bị coi là có lỗi và phải chịu phạt theo thỏa thuận từ trước. Nếu bạn thật sự không có lỗi thì việc bạn cần làm là chứng minh cho bên kia rằng mình không có lỗi và không phải chịu phạt. 

    Ví dụ: A và B thỏa thuận mua bán hàng. A là người mua, B là người bán. Hai người thỏa thuận ngày 21/01/2018 sẽ giao hàng. Trong trường hợp này nếu đúng ngày mà B không giao hàng thì B mặc nhiên bị coi là có lỗi, chỉ trừ trường hợp B chứng mình mình không giao được hàng là bất khả kháng hay những trường hợp thỏa thuận thì không phải chịu trách nhiệm.

    2. Suy đoán vô tội. Đây là nguyên tắc dùng trong quan hệ hình sự. Khi cơ quan công tố muốn buộc tội ai đó thì họ phải có đầy đủ những chứng cứ để buộc tội họ. Tất cả các công việc điều tra, chứng minh rằng họ có tội là việc của cơ quan có thẩm quyền. Họ chỉ bị coi là có tội khi có bản án của Tòa án. Và họ không có nghĩa vụ phải chứng minh là họ vô tội.

    Ví dụ: A và B cùng đi trên một chiếc xe máy. Đến đoạn vắng thì tông phải bà H, khiến bà H chết. Bằng các kỹ thuật nghiệp vụ thì cơ quan điều tra khẳng định xe mà A và B đi là chiếc xe tông chết bà H. A và B đều khai là đúng là chiếc xe đó tông chết bà H và khi đó cả hai đều ngồi trên xe nhưng không khai ai là người lái. Trong trường hợp này thì nếu không có cách nào chứng mình người lái thì không ai có quyền nói ai có tội. Hai người đó đều được coi là vô tội.

     
    5922 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ductho20995 vì bài viết hữu ích
    liberohung (08/09/2018) MayDuong (06/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482909   21/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Về suy đoán vô tội mình đã được học qua trong quá trình học đại học, là sự vô tội của một chủ thể cho đến khi có quyết định hoặc bản án của toà án, còn suy đoán có lỗi thì mình mới biết đây, cảm ơn bạn về bài viết hữu ích này

     
    Báo quản trị |  
  • #482946   21/01/2018

    Đối với những ai chưa học thì khi nghe đến hai khái niệm này sẽ thắc mắc có mâu thuẫn hay không. Học rồi sẽ hiểu suy đoán lỗi và suy đoán vô tội áp dụng trong những trường hợp khác nhau. Và mình cũng được biết đến hai khái niệm này khi học luật dân sự và hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #483010   22/01/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Trong bài viết bạn nêu ra được, một vấn đề thuộc phạm trù quan hệ dân sự, một vấn đề thuộc phạm trù quan hệ hình sự. Vậy thì sao mà mâu thuẫn được chủ thớt? 

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #483833   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Suy đoán có lỗi và suy đoán vô tội đêm lại nhiều thắc mắc  mâu thuẫn. Suy đoán vô tội cần phải nhìn nhận được tình huống xảy ra, hiểu được phải và áp dụng vào những trường hợp nào cho hợp lý. Có một điều thắc mắc mình chưa biết, chưa hiểu là suy đoán có lỗi áp dụng vào những trường hợp nào.? Đã áp dụng vào thực tế chưa.? 

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #501569   06/09/2018

    Suy đoán lỗi là nguyên tắc được áp dụng trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể được áp dụng trong trường hợp sự kiện bất khả kháng. Nguyên tắc này được hiểu là bên có yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ cần chứng minh có thiệt hại thực tế và thiệt hại là do hành vi của người bị yêu cầu gây ra.

    Nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng trong hình sự, cụ thể theo quy định của nền luật của tất cả các nước trên thế giới về nguyên tắc này như sau:

    Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”.

    Theo điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

    "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội."

     
    Báo quản trị |  
  • #507601   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì có thể thấy hai khái niệm này nằm ở hai lĩnh vực khác nhau (Dân sự và hình sự) do vậy chỉ cần để đến bản chất của hai từ, hai ngành luật thì việc phân biệt không hề khó khăn. Bản thân "suy đoán vô tội" thì từ "tội" đã đề cập đến khía cạnh hình sự. 

     
    Báo quản trị |