“Sự xét xử độc lập của Tòa án” gồm những nội dung gì?

Chủ đề   RSS   
  • #507222 11/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    “Sự xét xử độc lập của Tòa án” gồm những nội dung gì?

    Trong hoạt động xét xử, yêu cầu về sự độc lập của Tòa án được xem là điều kiện tiên quyết nhằm hướng đến phán quyết công bằng, đảm bảo cho tính khách quan, vô tư để tìm đến công lý.

    Nguyên tắc về sự xét xử độc lập của Tòa án được ghi nhận trong đạo luật pháp lý tối cao là Hiến Pháp Việt Nam hiện hành, cụ thể được đề cập tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp  2013:

     “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

    Dựa trên quy định này, các văn bản pháp luật chuyên ngành đã quy chi tiết về nội dung nguyên tắc cụ thể như sau:

    Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định:

         “1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

          2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

     

    Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 với quy định:

          “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

           Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.

     

    Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định như sau:

             “1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

              2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào”.

     

    Điều 13 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:

                   “1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

            2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức  nào.”

    Điểm qua các căn cứ pháp lý trên, chúng ta có thể thấy rằng nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án được pháp luật Việt Nam rất coi trọng. Trong cả 03 ngành luật tố tụng, đây đều được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử.

    Vậy cụ thể, “sự độc lập xét xử của Tòa án” gồm những nội dung gì?

    Nguyên tắc này bao hàm 03 nội dung cơ bản sau:

    - Thứ nhất, trong xét xử Tòa án phải độc lập với các cơ quan khác.

    Tòa án là một nhánh cơ quan độc lập (tách biệt lập pháp và hành pháp) để nhân danh Nhà nước bảo vệ pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực thi. Chính vì vậy, kim chỉ nam duy nhất để Tòa án căn cứ khi xét xử là các quy định của pháp luật, luôn luôn theo tôn chỉ “Thượng tôn pháp luật”.  Ngoài tôn chỉ trên, Tòa án không thể bị áp lực, chi phối từ phía các cơ quan khác ngay cả cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng.

    - Thứ hai, Tòa án phải độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên.

    Mặc dù về mặt tổ chức thì tòa án địa phương, tòa án cấp dưới phải chịu sự quản lý của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, xét về mặt xét xử thì tòa cấp dưới phải hoàn toàn độc lập với tòa cấp trên tránh việc chỉ đạo án, chưa xử đã biết nội dung bản án …

    - Thứ ba, thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau.

    Tầm quan trọng của nguyên tắc này được hiến định tại Khoản 2 và 4 Điều 103 Hiến pháp 2013 như sau: 

    “2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

    4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. 

    Phải đảm bảo giữa các Thẩm phán, Hội thẩm có sự độc lập thì mới tồn tại tính khách quan của bản án. Bởi suy cho cùng thì họ là những cá nhân riêng biệt, có suy nghĩ và chính kiến của riêng mình dù đó là ý kiến thiểu số hay đa số thì đều được ghi nhận. Việc áp dụng nguyên tắc trên sẽ tránh được sự độc đoán, áp đặt đảm bảo cho phán quyết chung mang tính hợp pháp, có căn cứ và có lẽ đây chính là ý nghĩa căn bản cho vấn đề có sự tham gia của Hội thẩm trong Hội đồng xét xử.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 11/11/2018 09:54:17 CH
     
    11655 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507586   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Tòa án có thực sự độc lập trong mối quan hệ với các cơ quan hành pháp và lập pháp? Hiện nay Tòa án vẫn phải phụ thuộc khá nhiều về yếu tố tổ chức trong mối quan hệ với các cơ quan hành pháp và lập pháp. Tòa án nhân dân nhưng được thành lập bằng cơ quan lập pháp và chịu sự tác động của cơ quan hành pháp thì yếu tố độc lập có được đảm bảo? 

     
    Báo quản trị |