Sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng!

Chủ đề   RSS   
  • #101217 08/05/2011

    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng!

    Hôm nay, em trai gọi điện hỏi mình về sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng mình lại có một ý kiến nho nhỏ về vấn đề này, hy vọng cùng các bạn trao đổi. hii.
    Sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng là 2 trong các tình tiết loại trừ TNHS được thực tế thừa nhận, tuy nhiên, luật hình sự Việt Nam lại chỉ có quy định về sự kiện bất ngờ (Điều 11 BLHS) mà lại không có quy định về sự kiện bất khả kháng. Vậy theo các bạn thì có cần thiết phải quy định sự kiện bất khả kháng là một tình tiết loại trừ TNHS trong luật hay không?
    Ví dụ: Một người đang lái xe (đúng theo quy định pháp luật) bỗng dưng có một người chạy ngang qua đầu xe khi xe cách đó 1m, người lái đã phanh gấp nhưng vẫn đâm phải người đó? trong trường hợp này thì đó là sự kiện bất ngờ hay sự kiện bất khả kháng?

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    65936 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    LeeTrang (19/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #101220   08/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào anhdv352

     Sự kiện bất khả kháng đã quy định tại BLDS năm 2005.

    Điều 161. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

    1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    #ffff00;">Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.


    ...

     Trong tình huống bạn nêu (VD) thì đó phải là là sự kiện bất ngờ.

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (08/05/2011) LeeTrang (19/12/2011)
  • #101238   08/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Vì LHS ko quy định, ta lấy tạm khái niệm trong luật HS nha.
    Híc. Tình huống mình nêu đó là sự kiện bất khả kháng bạn ạ.
    Theo Quy định tại Điều 11 BLHS thì "người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước  hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS".
    Ta thấy trường hợp trên, rõ ràng người lái xe đã thấy có người chạy ra đường (cách đó 1m), tuy nhiên lại không thể có cách nào ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả, mặc dù đã có biện pháp cần thiết là phanh xe gấp. Hihi.
    Nó khác với trường hợp một người lái xe công nông đi trên đường quê phủ đầy rơm rạ, và đã kẹp chết một đứa bé đang nằm dưới đống rơm đó. Trường hợp này là sự kiện bất ngờ vì người thực hiện hành vi không thể thấy trước và pháp luật cũng không buộc phải thấy trước hậu quả đó.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #101242   08/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào anhdv352

     Vì LHS ko quy định, ta lấy tạm khái niệm trong luật #ffff00;">HS nha anhdv352

     Có phải ý bạn là lấy tạm khái niêm trong BLDS không?

     Theo tình huống:

     Ví dụ: Một người đang lái xe (đúng theo quy định pháp luật) #ffff00;">bỗng dưng có một người chạy ngang qua đầu xe khi xe cách đó 1m, người lái đã phanh gấp nhưng vẫn đâm phải người đó? trong trường hợp này thì đó là sự kiện bất ngờ hay sự kiện bất khả kháng?anhdv352

     Sự bất ngờ ở điểm mấu chốt là sự #ffff00;">bỗng dưng : sự việc xảy ra quá nhanh, đột xuất, bỗng nhiên.. mà người lái xe không không thể xử lý được ngay tức khắc.

     Khi người lái xe này đi đúng theo quy định của pháp luật, thì bất ngờ có một người chạy ngang qua đầu xe, làm người lái xe kia lúng túng và phanh gấp và hậu quả là đâm vào người kia. Như vậy, người đâm vào không thể thấy trước và cũng không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình.


     Ta thấy trường hợp trên, rõ ràng người lái xe đã #ffff00;">thấy có người chạy ra đường (cách đó 1m), tuy nhiên lại không thể có cách nào ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả, mặc dù đã có biện pháp cần thiết là phanh xe gấpanhdv352

      Trong trường hợp này có lẽ bạn hiểu nhầm từ "t#ffff00;">hấy" . Từ này có nghĩa là người lái xe quan sát thấy (nhưng vì quá bất ngờ) nhưng không phải là thấy trước hậu quả của hành vi đâm đó. Từ #ffff00;">thấy trong điều 11 BLHS có nghĩa là nhận thấy chứ không phải là quan sát thấy như bạn phân tích trên.

     Vì vậy, khẳng định VD trên là sự kiện bất ngờ.

     Mong được trao đổi thêm nhé!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (08/05/2011) LeeTrang (19/12/2011)
  • #101249   08/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hihi. Mình nói bỗng dưng là có ý của nó mà.
    Hai cái trường hợp này na ná nhau, do đó rất hay nhầm. Tuy nó không có ý nghĩa nhiều trên thực tế để khi phân biệt 2 cái đó, nhưng mình thấy nghiên cứu nó cũng hay.
    mặc dù bất ngờ, nhưng A vẫn ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
    Còn đối với sự kiện bất ngờ, A không hề ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
    Sự kiện bất ngờ: không có sự lựa chọn hành vi.
    Sự kiện bất khả kháng: chỉ có 1 lựa chọn hành vi duy nhất, đó là lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho XH nhưng không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #101290   09/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    anhdv352 viết:
    Hihi. Mình nói bỗng dưng là có ý của nó mà.
    Hai cái trường hợp này na ná nhau, do đó rất hay nhầm. Tuy nó không có ý nghĩa nhiều trên thực tế để khi phân biệt 2 cái đó, nhưng mình thấy nghiên cứu nó cũng hay.
    mặc dù bất ngờ, nhưng A vẫn ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
    Còn đối với sự kiện bất ngờ, A không hề ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
    Sự kiện bất ngờ: không có sự lựa chọn hành vi.
    Sự kiện bất khả kháng: chỉ có 1 lựa chọn hành vi duy nhất, đó là lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho XH nhưng không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.


     Theo từ điển luật học thì:
     Sự kiện bất ngờ là Sự kiện nảy sinh, tồn tại, phát triển hoặc mất đi ngoài dự kiến của các bên tham gia hợp đồng dân sự hoặc không được nói đến trong hợp đồng dân sự và không ai có lỗi đối với thiệt hại đã xảy ra. Thiệt hại do sự kiện bất ngờ gây ra được chia đều cho các bên tham gia hợp đồng.

     Theo BLHS thì :

     

    Điều 11.  Sự kiện bất ngờ

    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

      Theo từ điển luật học thì sự kiện bất khả kháng là:

     Là sự kiện không lường trước được và không tránh được thiệt hại đã gây ra. Người có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp giao dịch dân sự hai bên có thỏa thuận là không miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp bất khả kháng.

     Vd. kho hàng của nhà nước bị nước cuốn trôi vì bị lũ bất ngờ mà người thủ kho đã thực hiện mọi cách để chống giữ thì không thể trừng phạt người này về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa; Người bán hàng vận chuyển hàng để giao cho người mua nhưng trên đường vận chuyển thì núi lở, tắc đường nên giao hàng không đúng hạn.

     Trong trường hợp này, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua vì giao hàng chậm.

     Sự kiện bất khả kháng phải là:
     a) Sự kiện không thể lường trước được. Nếu lường trước được mà để xảy ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự.

     b) Cùng với tính chất không lường trước được, sự kiện bất khả kháng còn phải là không tránh được và không thể chống đỡ được, tức là đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà thiệt hại vẫn xảy ra.

     Tính chất không lường trước được và tính chất không thể tránh được và không thể chống đỡ được, phải được xem xét và đánh giá cụ thể trong từng trường hợp.
     Trong trường hợp bất khả kháng thì người có nghĩa vụ được giải trừ trách nhiệm và bên kia cũng không phải thực hiện nghĩa vụ nữa. Vd. hàng hóa bị chìm vì bão thì bên bán không phải giao hàng và bên mua cũng không phải trả tiền, hợp đồng bị hủy và bên bán không phải bồi thường cho bên mua nữa.
     Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện chỉ có hậu quả là làm hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thì sau khi sự kiện bất khả kháng không còn nữa, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện tiếp tục nghĩa vụ của mình, vd. tiếp tục giao hàng sau khi đường đã thông.

     Như vậy, bạn có thể nhận thấy phần nào trường hợp bạn nêu là sự kiện bất ngờ. Sự kiện mà đa phần là ngay tức khắc, đột xuất, người gây ra thiệt hại không thể nhận thấy được, hoặc buộc không phải thấy hậu quả của hành vi đó. Mà người gây thiệt hại không còn cách nào khác là phải gây ra hậu quả mà mình không hề biết trước.


    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
      Sự kiện bất khả kháng thì đa phần xảy ra là do nguyên nhân khách quan như: thời tiết gió bão, lũ lụt, sạc lỡ đường...mà chủ thể thực hiện nghĩa vụ bằng mọi cách không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình như ví dụ trên.

     
     
    anhdv352 viết:

    Sự kiện bất ngờ: không có sự lựa chọn hành vi.
    Sự kiện bất khả kháng: chỉ có 1 lựa chọn hành vi duy nhất, đó là lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho XH nhưng không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.



      Trong trường hợp này không phải là lựa chọn, mà là chấp nhận hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra. Và bên có nghĩa vụ không có lỗi.

      Sự kiện bất ngờ không có lựa chọn hành vi, trong trường hợp ví dụ nêu người lái xe đâm phải người kia là không thể lựa chọn cách nào khác. Mà bắt buộc là phải đâm vào là do khách quan, người lái xe không thể thấy trước hậu quả, và cũng không buộc phải thấy hậu quả do hành vi của mình (người lái xe đã tuân thủ có quy định của pháp luật) dù đã lựa chọn biện pháp khắc phục"thắng" nhưng không thể tránh khỏi việc "đâm phải" là do quá bất ngờ, không thể lường trước được.

     Vì vậy ví dụ bạn nên không phải là sự kiện bất khả kháng được.
     Trân trọng!
     

     

      

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Honganh215 (07/05/2013) yuukirito1310 (27/09/2020) moanhmalibu (26/09/2023)