Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #422780 26/04/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?

    Đố các bạn tìm được sự khác nhau giữa 2 tấm hình này?

    Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?

    2 hình ảnh trên đây là của phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự. Vậy, giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự khác nhau ở chỗ nào? Mời các bạn xem:

    1. Thành phần tham gia

    Phiên tòa dân sự

    Phiên tòa hình sự

    - Chủ tọa.

    - Hội thẩm nhân dân.

    - Kiểm sát viên

    - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    - Nguyên đơn dân sự

    - Bị đơn dân sự

    - Người làm chứng

    - Người giám định

    - Người phiên dịch

     

    - Chủ tọa.

    - Hội thẩm nhân dân.

    - Kiểm sát viên

    - Người bào chữa

    - Bị cáo

    - Người phiên dịch, dịch thuật

    - Người giám định

    - Người làm chứng

    - Người chứng kiến

    - Người bị hại

    - Nguyên đơn dân sự

    - Bị đơn dân sự

     

     
    2. Chỗ ngồi của những người tham gia phiên tòa

    Theo thứ tự cấp bậc như sau:

    Phiên tòa dân sự:

    Cấp 1: Hội đồng xét xử (gồm Chủ tọa - Hội thẩm nhân dân).

    Cấp 2: Kiểm sát viên ngồi đối diện với Thư ký Tòa án.

    Cấp 3: Nguyên đơn dân sự - Bị đơn dân sự - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

    Cấp 4: Người làm chứng – người giám định – người phiên dịch.

    Phiên tòa hình sự:

    Cấp 1: Hội đồng xét xử (gồm Chủ tọa - Hội thẩm nhân dân)

    Cấp 2: Thư ký Tòa án.

    Cấp 3: Kiểm sát viên – Bị cáo – Người bào chữa

    Cấp 4: Người phiên dịch, người dịch thuật – người giám định – người làm chứng, người chứng kiến – người bị hại – nguyên đơn dân sự - bị đơn dân sự.

    => Chỗ ngồi của Kiểm sát viên và người bào chữa trong phiên tòa hình sự khẳng định đúng vai trò bản chất giữa người buộc tội – người gỡ tội. Còn trong phiên tòa dân sự, kiểm sát viên chỉ có vai trò giám sát, không có vai trò buộc tội như phiên hình sự nên không nhất thiết phải thay đổi chỗ ngồi của kiểm sát viên.

    3. Vành móng ngựa

    Phiên tòa dân sự: Không có vành móng ngựa.

    Phiên tòa hình sự: có vành móng ngựa.

    => Điều này khẳng định rằng, trong phiên tòa dân sự, Hội đồng xét xử chỉ đóng vai trò trung gian, trọng tài đưa ra kết quả cuối cùng để giải quyết vấn đề tranh chấp xảy ra giữa nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự.

    Trong khi đó, ở phiên tòa hình sự, Hội đồng xét xử đóng vai trò trung tâm đưa ra phán xét cuối cùng buộc tội hoặc không buộc tội bị cáo.

    Xét về bản chất, mối quan hệ giữa Hội đồng xét xử với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự khác với Hội đồng xét xử với bị cáo.

    Còn điểm nào khác nhau giữa 2 phiên tòa này nữa không các bạn nhỉ?

    Căn cứ:

    - Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    - Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    - Công văn 88/TANDTC-PC năm 2015

     
    44713 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    Tochuong (04/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422915   26/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tôi đã từng được mời dự thính một phiên tòa dân sự, thấy chỉ có bên nguyên, bên bị, các LS, chủ tọa + thư ký, không thấy có bác kiểm sát viên

     
    Báo quản trị |  
  • #423491   04/05/2016

    minhtuyen146
    minhtuyen146

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    ntdieu viết:

    Tôi đã từng được mời dự thính một phiên tòa dân sự, thấy chỉ có bên nguyên, bên bị, các LS, chủ tọa + thư ký, không thấy có bác kiểm sát viên

    bác ntdieu đã tham dự một phiên tòa dân sự sơ thẩm, vụ án bác tham gia tòa án không thu thập chứng cứ và là vụ án quy định không có kiểm sát viên tham gia.

    đối với các phiên tòa dân sự sơ thẩm thì kiểm sát viên bắt buộc tham gia đối với những vụ án dân sự có quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất, những vụ án tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.

    đối với các phiên tòa dân sự phúc thẩm đều có Kiểm sát viên tham gia tố tụng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtuyen146 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (04/05/2016)
  • #423279   29/04/2016

    phuongvpluat
    phuongvpluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    So sánh cái hình thức, cái bề ngoài (thành phần tham gia, vị trí chỗ ngồi...) thì không nói nên được sự khác nhau cơ bản của 2 phiên tòa này, và có lẽ cũng vì thế mà so sánh như vậy chẳng để làm gì.

    Một số vấn đề khác nhau cơ bản giữa 2 phiên tòa hình sự và dân sự, đấy là:

    1. Phiên tòa hình sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của VKS (Cáo trạng - VKS mang quyền lực Nhà nước buộc tội bị cáo) còn phiên tòa dân sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn (nguyên đơn không mang quyền lực Nhà nước - ngay cả trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan Nhà nước - đưa ra yêu cầu và TA là trọng tài để phân xử giữa 2 bên).

    2. Tại phiên tòa dân sự, nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, còn ở phiên tòa hình sự thì KSV và Bị cáo ko có quyền thỏa thuận như thế.

    3. Tại phiên tòa dân sự, HĐXX có thể phải giải quyết cả yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) còn ở phiên tòa hình sự thì HĐXX không phải xem xét vấn đề này (vì bị cáo không có quyền phản tố).

    4. Tại phiên tòa hình sự, trong một số trường hợp thì bắt buộc phải có người bào chữa (bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất và tinh thần), còn trong phiên tòa dân sự thì không có trường hợp nào bắt buộc phải có người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

    5. Tại phiên tòa hình sự, HĐXX có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng 1 điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố; còn tại phiên tòa dân sự, VKS chỉ xét xử trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn mà không được xét xử sang quan hệ pháp luật khác.

    6....

     
    Báo quản trị |  
  • #423293   29/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Phiên tòa hình sự là có bao gồm cả phần dân sự (bồi thường thiệt hại).

    Khác biệt cơ bản là phiên tòa hình sự chủ yếu giải quyết quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân với nhà nước và nguyên tắc "mệnh lệnh, quyền uy" là nguyên tắc xuyên suốt; trái lại, trong phiên tòa dân sư chỉ giải quyết các quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân về nhân thân hoặc tài sản và nguyên tắc tự thỏa thuận, tự định đoạt là chủ yếu.  

     
    Báo quản trị |  
  • #446926   19/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Nhiều bạn hay nhầm lần giữa phản tố và khởi tố:

    Quyền yêu cầu phản tố là một quyền của bị đơn (người bị kiện) trong vụ án dân sự, theo đó bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người kiện) nếu như yêu cầu phản tố của bị đơn đáp ứng các điều kiện của quy định pháp luật.

    - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm

     
    Báo quản trị |  
  • #447357   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Chỗ ngồi của Kiểm sát viên và người bào chữa trong phiên tòa hình sự khẳng định đúng vai trò bản chất giữa người buộc tội – người gỡ tội. Còn trong phiên tòa dân sự, kiểm sát viên chỉ có vai trò giám sát, không có vai trò buộc tội như phiên hình sự nên không nhất thiết phải thay đổi chỗ ngồi của kiểm sát viên. Hiện nay vai trò này đã khác

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #447442   22/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Bài viêt cung cấp những thông tin rất hữu ít. Nhưng mình muốn biết thêm trong trường hợp nào diễn ra phiên tòa dân sự (vì theo mình biết thì còn có trường hợp gọi là phiên họp), và khi nào diễn ra phiên tòa hình sự, có trường hợp ngoại lệ nào không.

     
    Báo quản trị |  
  • #481760   11/01/2018

    HuynhVanLam610 viết:

    Bài viêt cung cấp những thông tin rất hữu ít. Nhưng mình muốn biết thêm trong trường hợp nào diễn ra phiên tòa dân sự (vì theo mình biết thì còn có trường hợp gọi là phiên họp), và khi nào diễn ra phiên tòa hình sự, có trường hợp ngoại lệ nào không.

    - Phiên Tòa dân sự: Xét xử "Vụ án dân sự"

    - Phiên Họp: Giải quyết "Việc dân sự"

     
    Báo quản trị |  
  • #447495   22/02/2017

    Cảm ơn bài viết của bạn, nó rất hữu ích.

    Phiên tòa dân sự thường sẽ nhàm chán hơn phiên tòa hình sự, sở dĩ vì việc dân sự cốt ở hai bên, hướng giải quyết của các phiên tòa dân sự thường hướng các đương sự giải quyết theo thỏa thuận.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #481759   11/01/2018

    - Phiên họp : Giải quyết " Việc dân sự"

    - Phiên tòa : Xét xử "Vụ án dân sự"

     
    Báo quản trị |  
  • #481764   11/01/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Hiện tại thì chỗ ngồi và vành móng ngựa tại các phiên tòa đều đã thay đổi. Chúng ta đang trong quá trình thay đổi nền tư pháp mang tính tôn trọng quyền con người hơn trước đây bằng việc bỏ vành móng ngựa trong phiên tòa hình sự, chỗ ngồi của luật sư được đặt ngang với vị trị chỗ ngồi của Viện kiểm sát,...

    Tuy nhiên, đó là hình thức, và nó có thể thay đổi để ngày một hòan thiện, còn bản chất thì sẽ chẳng thể thay đổi, nó tạo nên sự khác nhau của hai phiên tòa này. Có thể điểm qua một vài điểm khác nhua cơ bản như:

    1. Phiên tòa hình sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của VKS (Cáo trạng - VKS mang quyền lực Nhà nước buộc tội bị cáo) còn phiên tòa dân sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn (nguyên đơn không mang quyền lực Nhà nước - ngay cả trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan Nhà nước - đưa ra yêu cầu và TA là trọng tài để phân xử giữa 2 bên).

    2. Tại phiên tòa dân sự, nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, còn ở phiên tòa hình sự thì KSV và Bị cáo ko có quyền thỏa thuận như thế.

    3. Tại phiên tòa dân sự, HĐXX có thể phải giải quyết cả yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) còn ở phiên tòa hình sự thì HĐXX không phải xem xét vấn đề này (vì bị cáo không có quyền phản tố).

    4. Tại phiên tòa hình sự, trong một số trường hợp thì bắt buộc phải có người bào chữa (bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất và tinh thần), còn trong phiên tòa dân sự thì không có trường hợp nào bắt buộc phải có người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

    1. Phiên tòa hình sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của VKS (Cáo trạng - VKS mang quyền lực Nhà nước buộc tội bị cáo) còn phiên tòa dân sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn (nguyên đơn không mang quyền lực Nhà nước - ngay cả trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan Nhà nước - đưa ra yêu cầu và TA là trọng tài để phân xử giữa 2 bên).

    2. Tại phiên tòa dân sự, nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, còn ở phiên tòa hình sự thì KSV và Bị cáo ko có quyền thỏa thuận như thế.

    3. Tại phiên tòa dân sự, HĐXX có thể phải giải quyết cả yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) còn ở phiên tòa hình sự thì HĐXX không phải xem xét vấn đề này (vì bị cáo không có quyền phản tố).

    4. Tại phiên tòa hình sự, trong một số trường hợp thì bắt buộc phải có người bào chữa (bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất và tinh thần), còn trong phiên tòa dân sự thì không có trường hợp nào bắt buộc phải có người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

    ...

     

     
    Báo quản trị |