Shin đố các bạn, “đăng ký kinh doanh” và “đăng ký doanh nghiệp” có khác nhau không?
Nếu như không được học Luật, chúng ta có thể nói chúng giống nhau vì đều là việc làm để “khai sinh” ra một doanh nghiệp, nhưng đã học Luật rồi thì chúng ta phải hiểu rằng hai khái niệm này khác nhau.
Còn khác nhau như thế nào, sau đây Shin sẽ giải thích rõ cho các bạn:
Trước đây, ở các Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp 1999 và cả Luật doanh nghiệp 2005 đều sử dụng “đăng ký kinh doanh” thay vì “đăng ký doanh nghiệp” như hiện nay. Quá trình chuyển từ sử dụng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” sang “đăng ký doanh nghiệp” mang ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự tiến bộ trong tư duy lập pháp nước nhà.
“Đăng ký kinh doanh” là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.
Còn “Đăng ký doanh nghiệp” là bao gồm cả đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký thay đổi và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác.
Như vậy, trước đây việc đăng ký kinh doanh chỉ là sự ghi nhận sự ra đời của chủ thể kinh doanh (gọi là chủ thể kinh doanh bởi nó bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình bên ngoài các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh), còn hiện nay (từ thời điểm Nghị định 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực đến nay) khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp là đã bao gồm đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký thay đổi và các đăng ký, thông báo khác.
Vì vậy, đã học Luật rồi thì chúng ta nên thận trọng khi sử dụng “đăng ký kinh doanh” với “đăng ký doanh nghiệp” nhé.
Bởi vì việc sử dụng cụm từ này sẽ dẫn đến cách hiểu của chúng ta về “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, “Giấy phép kinh doanh”, “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”