SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Chủ đề   RSS   
  • #448174 27/02/2017

    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

    Hai khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” thường được mọi người bắt gặp trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng nếu không tìm hiểu rõ mà chỉ mới lướt qua thì bất kỳ ai cũng có thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Bài viết sau đây xin được làm rõ sự khác biệt giữa “cạnh tranh không lành mạnh” và “hạn chế cạnh tranh” qua bảng so sánh với các tiêu chí cụ thể sau:

     

    HẠN CHẾ CẠNH TRANH

    CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

    CƠ SỞ PHÁP LÝ

    Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004

    Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004

    KHÁI NIỆM

    Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

    Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

     

    HÀNH VI KHÁCH QUAN

    - Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh

    - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

    - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

    - Xâm phạm bí mật kinh doanh;

    - Ép buộc trong kinh doanh;

    - Gièm pha doanh nghiệp khác;

    - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

    - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

    - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

    - Phân biệt đối xử của hiệp hội;

    - Bán hàng đa cấp bất chính;

    - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác

     

    HẬU QUẢ

    Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng.

    Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.

    QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

    Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều 10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014

    Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

    CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

    Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

    Cơ quan quản lý cạnh tranh

     

     
    44604 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    binh.hoabinh@yahoo.com (12/11/2018) minhcuong1704 (27/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448213   27/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Bài viết đã cho thấy điểm khác nhau giữa hai khái niệm. Bạn cho mình hỏi giữa chúng có điềm giống nào không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (27/02/2017)
  • #448235   27/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.

    Điểm giống nhau cơ bản giữa hai hành vi này là nó đều là hai hành vi cạnh tranh, được pháp luật cạnh tranh của Việt Nam quy định là những hành vi vi phạm pháp luật theo Luật cạnh tranh 2014.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    hinhdeptrai123 (17/09/2018)
  • #448252   28/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH CÓ BỊ XỬ PHẠT HAY KHÔNG?

    Như đã tìm hiểu ở bài viết trên về hành vi hạn chế cạnh tranh, sự khác biệt giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy đối với hành vi hạn chế cạnh tranh thì có thể bị xử phạt hay không và nếu bị xử phạt thì mức phạt là như thế nào?

    Theo Nghị định 71/2014 về quy định chi tiết Luật cạnh tranh 2014 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì một hành vi khi đã thỏa mãn các yếu tố để trở thành một hành vi hạn chế cạnh tranh, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

    Nghị định 71/2014 quy định về các hình thức xử phạt gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung (thu hồi các loại giấy tờ, tịch thu tang vật...) và các biện pháp khắc phục hậu quả.

    Pháp luật có những quy định xử phạt khác nhau đối với những hành vi khác nhau thuộc hành vi hạn chế cạnh tranh:

    - Đối với hành vi vi phạm thoả thuận hạn chế cạnh tranh:Tùy những hành vi cụ thể được quy định từ Điều 8 đến Điều 15 Nghị định 71/2014 có thể bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận. Tùy theo mức độ nặng nhẹ và hậu quả mà hành vi của doanh nghiệp gây ra để áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

    - Đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: Khi thỏa mãn các điều kiện để áp dụng biện pháp xử phạt được quy định từ Điều 16 đến Điều 22 Nghị định 71/2014: Có thể bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, cũng có thể bị áp dụng thêm những hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

    - Đối với hành vi tập trung về kinh tế: Những hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh sẽ bị xử phạt với hình thức xử phạt chính là phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp, được quy định từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định 71/2014. Doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

    Lấy một ví dụ từ thực tiễn như trường hợp của Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ, Xuất nhập khẩu Ánh Dương đã thực hiện hành vi hạn chế sự cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Sau khi công ty AB Tours khiếu nại, qua quá trình điều tra Hội đồng xử lý vụ việc đã ban hành quyết định buộc Ánh Dương phải chịu mức phí xử lý vụ việc là 50 triệu đồng vì đã có hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới. Như vậy theo quy định của Luật cạnh tranh và những quy định khác có liên quan, hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ bị xử phạt với những hình thức cụ thể như trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #448258   28/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

    Cạnh tranh luôn là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh phải được đặt trong những chuẩn mực nhất định, có sự công bằng và lành mạnh. Còn đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh đã có những quy định cụ thể để xử lý.

    Tuy nhiên, để xử lý một hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải xác định đầy đủ các tiêu chí sau:

    - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở đây phải là hành vi nhằm chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo;

    - Phải có thiệt hại xảy ra;

    - Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra;

    - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải tồn tại yếu tố lỗi.

    Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh quy định có thể áp dụng các hình thức phạt chính như phạt tiền hoặc cảnh cáo, tùy theo từng trường hợp, có thể bị phạt với các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

    Theo Điều 5 Nghị định 71/2014 hướng dẫn chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, về nguyên tắc mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với những hành vi cụ thể khác nhau mức phạt sẽ tùy vào mức độ tác động của hành vi mà có những quy định về phạt tiền, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả từ Điều 28 đến Điều 36 Nghị định 71/2014.

    Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bị xử phạt hành chính, xử phạt ở lĩnh vực dân sự mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đạt đến độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải nắm bắt kỹ càng về các quy định của pháp luật cạnh tranh cũng như những quy định có liên quan khác, để đảm bảo sự hoạt ổn định, hiệu quả cao của doanh nghiệp.

    Cập nhật bởi duongthuy2210 ngày 28/02/2017 09:26:29 CH
     
    Báo quản trị |