Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #443787 13/12/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    >>> Các Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

    >>> Tổng hợp điểm mới Bộ luật dân sự 2015

    >>> Nghị định đầu tiên hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015

    >>> Cẩm nang pháp luật 2017

    Từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dận sự năm 2015 sẽ chính thức có hiệu lực. Trước việc phải nắm rất nhiều thông tin về quy định mới tại Bộ luật dân sự 2015 có thể khiến bạn bị choáng, do vậy, mà Dân Luật sẽ chỉ ra cho các bạn một vài điểm nổi bật cho thấy sự khác biệt giữa 2 Bộ luật này:

    Bộ luật dân sự 2005

    Bộ luật dân sự 2015

    Thứ tự căn cứ ưu tiên áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự:

    1. Sự thỏa thuận

    2. Bộ luật dân sự

    3. Tập quán

    4. Quy định tương tự pháp luật

    (Điều 2, 3 Bộ luật dân sự 2005)

    1. Sự thỏa thuận

    2. Bộ luật dân sự

    3. Tập quán

    4. Quy định tương tự pháp luật

    5. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

    6. Án lệ

    7. Lẽ công bằng

    (Điều 3, 4, 5, 6 Bộ luật dân sự 2015)

    Khi có vụ việc thực tế xảy ra nhưng chưa có điều luật áp dụng:

    Tòa án có quyền từ chối

    (vì pháp luật dân sự không có căn cứ để giải quyết vụ việc)

    Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, trường hợp này dựa theo thứ tự trên để giải quyết.

    (Khoản 2 Điều 14 Bộ luật dân sự 2015)

    Các trường hợp quyền và nghĩa vụ dân sự bị hạn chế

    - Mất năng lực hành vi dân sự

    - Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    (Điều 22, 23 Bộ luật dân sự 2005)

     

    - Mất năng lực hành vi dân sự

    - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    - Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    (Điều 22,23, 24 Bộ luật dân sự 2015)

    Việc đặt tên cho con

    Có thể đặt tên bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác

    Chỉ được đặt tên bằng tiếng Việt

    (Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015)

    Người khác sử dụng hình ảnh của mình vì mục đích thương mại:

    Không phải trả tiền

    Phải trả tiền, trừ khi có thỏa thuận khác

    (Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)

    Chuyển đổi giới tính:

    Không được phép

    Được phép

    (Điều 37 Bộ luật dân sự 2015)

    Mua bán nhà bằng giấy tờ tay:

    Không có giá trị pháp lý

    (Điều 134 Bộ luật dân sự 2015)

    Vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ

    (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)

    Quyền đối với tài sản:

    Quyền sở hữu

    (Điều 164 Bộ luật dân sự 2005)

    - Quyền sở hữu

    - Quyền khác đối với tài sản gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

    Đồng thời, quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    (Căn cứ Điều 158, 159, 160 Bộ luật dân sự 2015)

    Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự:

    - Cầm cố tài sản;

    - Thế chấp tài sản;

    - Đặt cọc;

    - Ký cược;

    - Ký quỹ;

    - Bảo lãnh;

    - Tín chấp.

    - Cầm cố tài sản;

    - Thế chấp tài sản;

    - Đặt cọc;

    - Ký cược;

    - Ký quỹ;

    - Bảo lưu quyền sở hữu;

    - Bảo lãnh;

    - Tín chấp;

    - Cầm giữ tài sản

    Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên đã giao kết hợp đồng phải:

    Không có quy định

    - Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng

    - Chấm dứt hợp đồng

    - Yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích của các bên.

    (Điều 420 Bộ luật dân sự 2015)

    Lãi suất vay:

    Giới hạn: 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước

    (Khỏan 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005)

    Giới hạn: 20%/năm của khoản tiền vay

    (Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015)

    Di chúc được đánh máy:

    Không được thừa nhận

    Đựơc thừa nhận trong trường hợp không thê viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được

    (Điều 634 Bộ luật dân sự 2015)

     

     
    107835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443788   13/12/2016

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Để các bạn dễ theo dõi, Dân Luật cập nhật infographic về Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015:

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

     

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

     
    Báo quản trị |  
  • #443805   13/12/2016

    tại điều 129 ad có đề cập việc mua nhà với giấy tờ tay vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ. Minh không hiều rõ lắm điều này. không biết bạn có thể giải thích thêm không. hay là cho mình biết tài liệu tham khảo cũng được. Thanks

     
    Báo quản trị |  
  • #452839   01/05/2017

    knowlaws
    knowlaws

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2013
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 15 lần


    stc_tphcm viết:

    tại điều 129 ad có đề cập việc mua nhà với giấy tờ tay vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ. Minh không hiều rõ lắm điều này. không biết bạn có thể giải thích thêm không. hay là cho mình biết tài liệu tham khảo cũng được. Thanks

    vanduy90th viết:

    Theo cách hiểu của mình thì là việc hoàn thành về nghĩa vụ tài chính. Bên mua đã thanh toán cho bên bán 2/3 số tiền giao kết

    stc_tphcm viết:

    còn theo mình thì là thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 

    Theo mình nghĩ "thực hiện 2/3 nghĩa vụ" thì có nhiều cách hiểu, vì nghĩa vụ có nhiều loại:

    - nghĩa vụ đặt cọc,

    - nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng,

    - nghĩa vụ thanh toán,

    - nghĩa vụ bàn giao bđs,

    - các nghĩa vụ khác trong hợp đồng hay thoả thuận.

    chứ không phải riêng nghĩa vụ thanh toán.

    Nên cứ thực hiện 2/3 hay khoảng 67% tổng các nghĩa vụ đó là được.

    Ví dụ:

    Mua nhà đất 1 tỷ, đã đặt cọc 200tr, sau đó đã ký hợp đồng giấy tờ tay, đã thanh toán thêm 300tr, nhận nhà đất thì đã vượt 2/3 nghĩa vụ thì việc mua bán vẫn có giá trị pháp lý dù là giấy tờ tay, chứ không thể xem là vô hiệu toàn bộ do vi phạm hình thức hợp đồng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443817   13/12/2016

    Theo cách hiểu của mình thì là việc hoàn thành về nghĩa vụ tài chính. Bên mua đã thanh toán cho bên bán 2/3 số tiền giao kết

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanduy90th vì bài viết hữu ích
    stc_tphcm (27/02/2017)
  • #443823   13/12/2016

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Di chúc được đánh máy:

    Không được thừa nhận

    Đựơc thừa nhận trong trường hợp không thê viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được

    (Điều 634 Bộ luật dân sự 2015)

    Nội dung này đọc vô rất dễ bị hiểu lầm nha bạn. Ra công chứng di chúc thì đánh máy chứ viết tay làm gì cho mỏi !!!

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #443844   14/12/2016

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Mình thấy có một điểm hay là cho phép chuyển giới. Mình thấy khổ cho những chuỵ đi chuyển đổi giới tính mà vẫn ghi là Nam trong CMT !

     
    Báo quản trị |  
  • #443876   14/12/2016

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Mình nghĩ thừa nhận cho chuyển giới nhưng không có văn bản hướng dẫn thì cũng như treo ngược ở cành cây. Chưa thể thực hiện được.

     
    Báo quản trị |  
  • #425985   31/05/2016

    thuynt2601
    thuynt2601

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    So sánh Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 về địa vị pháp lí nhà nước

    Chào các anh chị ạ! Em là sinh viên năm nhất chuyên ngành Luật. Chả là em được cô giáo giao cho đề tài thuyết trình nhóm về đề tài phân tích, bình luận, so sánh về địa vị pháp lí nhà nước trong BLDS 2005 và BLDS 2015. Tuy nhiên nhóm em cảm thấy khá là bế tắc bởi vì trong BLDS 2005, địa vị pháp lí nhà nước còn chưa được đề cập nhiều, điều 97 - 100 trong BLDS 2015 về địa vị pháp lí hoàn toàn mới mẻ, hơn nữa tìm tài liệu trên mạng cũng không có. Mong các anh chị giúp đỡ ạ :(( 

    Ngoài ra em muốn hỏi một chút về quyền đặc miễn tư pháp của Nhà nước ta. Trong giáo trình Pháp luật đại cương của trường, em thấy có ghi "Nhà nước là một chủ thể đặc biệt của Dân luật" - đặc biệt ở chỗ có quyền đặc miễn tư pháp. Tuy nhiên em không tìm thấy bộ luật Dân sự nói rõ về điều này, và em cũng không tìm được tài liệu nào nhắc tới quyền miễn trừ từ pháp của Nhà nước ta. Mong các anh chị chỉ rõ cho em với ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448178   27/02/2017

    còn theo mình thì là thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 

     
    Báo quản trị |  
  • #448207   27/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn tác giả về bài viết.
    Với quy định được phép chuyển đổi giới tính, đó là một sự thay đổi lớn trong quy định của BLDS. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính nguyên tắc chung vì chưa có luật cụ thể điều chỉnh thì quy định cũng chỉ mang tính lý thuyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #452838   01/05/2017

    knowlaws
    knowlaws

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2013
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 15 lần


    NgoThuyKhanh viết:

    Di chúc được đánh máy:

    Không được thừa nhận

    Đựơc thừa nhận trong trường hợp không thê viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được

    (Điều 634 Bộ luật dân sự 2015)

    Nội dung này đọc vô rất dễ bị hiểu lầm nha bạn. Ra công chứng di chúc thì đánh máy chứ viết tay làm gì cho mỏi !!!

    Theo mình là trường hợp di chúc đánh máy không có người làm chứng, không phải các trường hợp đánh máy có 2 người làm chứng/công chứng/chứng thực.

    Trước đây sẽ k có hiệu lực vì luật 2005 yêu cầu di chúc văn bản không có người làm chứng phải được viết tay. Giờ cho đánh máy, nhưng phải có 2 người làm chứng/công chứng/chứng thực.

    Cập nhật bởi knowlaws ngày 01/05/2017 09:51:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #467438   12/09/2017

    Bộ Luật Dân sự là quy định của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự làm phát sinh trách nhiệm và nghĩa vụ trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên vẫn có những điều luật phải được giải thích một cách cụ thể, rõ ràng để cùng thống nhât thực hiện đúng luật . Tôi hiểu như thế có đúng không? ai đồng tình thì chia sẻ nhé!

     

     
    Báo quản trị |