Sự khác biệt giữa Bảo lãnh và Tín chấp:

Chủ đề   RSS   
  • #500116 19/08/2018

    Sự khác biệt giữa Bảo lãnh và Tín chấp:

     Bảo lãnh

    Tín chấp

    - Người thứ ba ( sau đây gọi là bên bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền ( sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh ) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( sau đây gọi là bên được bảo lãnh ), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ( Điều 361 BLDS ).

                

     

     

     

     

    -Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản bảo lãnh phải có công chứng, chứng thực.

    - Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh  trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

    - Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh: Người bảo lãnh được quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình nếu không có thỏa thuận khác. Bên bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đối với bên bảo lãnh.

    - Tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tính của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoảng tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

    - Đơn vị tại cơ sở của các tổ chức chính trị xã hội sau đây là bên bảo đảm bằng tín chấp:

    + Hội Nông dân Việt Nam

    + Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

    + Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

    + Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    + Hội Cựu chiến binh Việt Nam

    + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

     -  Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hang, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

    - Đối tượng vay có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng va tổ chức chính trị xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay, trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

    - Tổ chức tín dụng có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không co khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.

     

     
    16909 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận