Tổng hợp giải đáp bài tập về bộ máy nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #447344 21/02/2017

    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Tổng hợp giải đáp bài tập về bộ máy nhà nước

    >>> Hệ thống bộ máy nhà nước qua từng thời kỳ 

    >>> Tổng hợp điểm mới Hiến pháp 2013

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

    >>> Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội là gì?

    >>> Toàn văn điểm mới Luật tổ chức Quốc hội

    >>> Danh mục tên Tiếng Anh của các cơ quan, đơn vị, chức danh Nhà nước

    >>> So sánh hệ thống luật Anh Mỹ và luật Pháp Đức

    >>> Luật hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015

    >>> So sánh lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm

    >>> So sánh Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội

    >>> Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

    >>> Những điều cần biết về nghề điều tra viên

    >>> So sánh pháp luật Singapore và Việt Nam

    >>> Tên người đứng đầu cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021

    >>> Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013

    >>> Tên gọi các cơ quan nhà nước qua những bản Hiến pháp

    Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Hoạt động trên nền tảng các nguyên tắc như nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, Nguyên tắc tập trung dân chủ và  Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất , có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp.

    CÁC VĂN BẢN QUAN TRỌNG QUY ĐỊNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẦN BIẾT:

    1. Hiến Pháp năm 2013  bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày1 tháng 1 năm 2014. Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11, và được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, trong đó có quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,...

    2. Luật tổ chức Quốc hội 2014  quy định vị trí chức năng quyền hạn của Quốc hội và một số cơ quan khác thuộc Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

    3. Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định vị trí, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

    Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

    4. Luật tổ chức Tòa án 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của  Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

    5. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính gồm Hội đồng nhân dân các cấp và ủy ban nhân dân các cấp

    Ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo tại các giáo trình bài giảng như:

    - Giáo trình Đại cương Nhà nước và Pháp luật, TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2008.

    - Giáo trình Pháp luật Đại cương,TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2006.

     

    CÁCH LÀM BÀI LIÊN QUAN TỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

    Thường các câu hỏi bài thi liên quan về tổ chức bộ máy nhà nước rơi vào bộ môn lý luận nhà nước pháp luật hoặc nhiều nhất là bộ môn Luật Hiến pháp, chính vì vậy chúng ta cần phải có sự định hướng về vấn đề này trước khi ôn tập:

    1. Nếu là câu hỏi lý thuyết ( Dạng trình bày): Thì cần nắm rõ Hiến pháp và các văn bản kể trên để biết được cơ cấu tổ chức của nó ra sao để từ đó áp dụng giải thích một số câu hỏi để bài đề ra. Kiến thức cơ bản dành cho bất cứ câu hỏi nào cũng cần phải biết đó là : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:

    - Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

    - Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.

    - Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân ở cấp trung ương và Tòa á nhân dân các cấp địa phương.

    - Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

    2. Đối với các câu hỏi nhận định: Thì cần bám sát vào Hiến pháp, bởi vì các câu hỏi thường hay xoáy vào tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của một cơ quan nào đó, nếu không nắm rõ vị trí vai trò của mỗi cơ quan thì rất dễ nhầm lẫn. Dữ kiện mà đề bài cho thường có đặt bẫy và tương đối rắc rối. Vấn đề cần đặt ra là nên vẽ một sơ đồ thường là sơ đồ bộ máy nhà nước để chúng ta có thể nhớ lâu đồng thời chuyển hướng khác đỡ rối hơn trong quá trình làm bài tập.

     

    Sơ đồ bộ máy nhà nước

    BÀI TẬP MẪU

    1. Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan đại biểu cao nhất.

    Nhận định trên là Sai. Bởi vì căn cứ theo Điều 94 Hiến pháp 2013 thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

    2. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước bằng những hình thức cụ thể nào?

    - QH thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của NN với 3 hình thức:

    + Xem xét báo cáo công tác của các chủ thể: CTN, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC.

    + Giám sát trực  tiếp hoạt động của các cơ quan của QH: UBTVQH, Hội đồng dân tộc và 9 Ủy ban của QH (UB chuyên trách: UB pháp luật; UB tư pháp; UB ktế; UB tài chính, ngân sách; UB văn hóa GD thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; UB quốc phòng và an ninh; UB về các vấn đề XH; UB KH công nghệ và môi trường; UB đối ngoại của Qhội).

    + Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Hi vọng mọi người có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!

    P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập liên quan tổ chức bộ máy nhà nước, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé! 

     

    Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 21/02/2017 04:31:55 CH Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 21/02/2017 04:29:48 CH

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    66220 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (27/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #377433   03/04/2015

    tomciu
    tomciu

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề về quản lý hành chính nhà nước.

    Em là sinh viên năm nhất. chưa có nhiều thông tin, kỹ năng, kiến thức thực tế! Khính mong sự chỉ bảo của các bậc Tiền bối đi trước ạ. Có j sai sót em xin được nhận tất cả ý kiến của m.n!

    Vừa rồi em có chọn một đề tài về " thông quan các quy định hiện hành về nhiệm vụ và quyền hạng của Thủ tướng và Chính phủ để chứng minh sự kết hợp giữa chế độ trách nhiệm tập thể và chế độ trách nhiệm cá nhân trong quản lý HC nhà nước".

    Em rất muốn hỏi các ACE trong group về tình hình thực tế trong việc quản lý hành chính nước nhà và Sự kết hợp:"giữa chế độ trách nhiệm tập thể và chế độ trách nhiệm cá nhân" ở nước mình hiện nay ra sao? Có những phương hướng giải quyết nào có thể khắc phục được những vướng mắc trên!

     
    Báo quản trị |  
  • #416135   19/02/2016

    van56hoang
    van56hoang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Vướng mắc về luật

    Ở xã tôi có trường hợp 

    Ông Nguyễn Công B là chủ tịch khóa 1999 đến 2004 . Năm 2004 là năm bàu cử HĐND khóa mới ông B không trúng cử , Tại kỳ họp thứ nhât của HĐND khóa mới  họp ngày 25 /5 2004 bàu ra chủ tịch và các thành viên UBND. Ngày 31/5 ông B ký một Quyết định

    Nếu căn cứ vào 2 điều trong luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp năm 2003

    - Điều 51 -

    điểm 3  Người giữ chức vụ quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được Hội đồng nhân dân bầu 

    Nhưng tai điều 119 lại quy định 

    Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.( Kết quả được phê chuẩn 2/6 /2004

    Ông B cho răng khi UBND khóa mới chưa được phê chuẩn  thì ông vẫn có quyền        

    Xin hỏi các bác như vậy là đúng hay sai

     
    Báo quản trị |  
  • #401993   08/10/2015

    chuoingayvangem3071991
    chuoingayvangem3071991

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sơ đồ bộ máy nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản

    có bác nào biếu sơ đồ thì up lên cho e xem với ạ..cam on nhiều nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #381027   25/04/2015

    lập pháp, hành pháp và tư pháp

    Thưa luật sư, em có một câu hỏi xin dành cho luật sư:

    Luật sư có thể cho em biết : mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp, và mối quan hệ giữa chính phủ với chủ tịch nước và quốc hội trong hoạt động lập pháp.

    Cảm ơn luật sư

    Cập nhật bởi Hangochoang ngày 25/04/2015 10:33:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #427264   11/06/2016

    Sự khác biệt địa vị pháp lý của UBND cấp tỉnh trong luật TCCQĐP 2015 và luật TCHĐND 2003

    Chào anh chị ạ. Số là em chọn đề tài so sánh địa vị pháp lý UBND cấp tỉnh trong 2 vbpl ạ. Em biết sức mình có hạn, nhưng mấy đề khác nhiều tài liệu mà nhiều người làm quá. Với cả ngoài điểm số, em còn muốn thử thách mình. Em đã nghiên cứu cả ngày, nhưng thật sự còn hoang mang lắm mong mọi người giúp ạ. Đề này ít tài liệu quá em cũng chẳng biết sao nữa :(((.Mà mấy điểm khác nhau em tìm được toàn là khác chung chứ chẳng riêng gì UBND cấp tỉnh Theo em sự khác biệt gồm: 

    +Mấy cái cùng với UBND nói chung

    -Chế độ chịu trách nhiệm

    -Quy định về UBND và HDND cùng chung 1 mục theo cấp chính quyền

    -UBND ở đô thị tách riêng thành mục mới và quy định cụ thể hơn.

    -Quy định về thẩm quyền UBND và thẩm quyền chủ tịch UBND cùng chung 1 mục

    +Của Ubnd cấp tỉnh

    Thú thật chỗ này em vẫn bị loạn, chưa biết đâu vào đâu. Anh chị nào có lòng cho em xin ít ý kiến với ạ. Khi em sắp xếp ý được sẽ viết lên ạ

    Em cũng không có ý định chờ ăn sẵn hay gì đâu nên đừng đáp đá em ạ :)))) Em chỉ xin ý thôi ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #439725   25/10/2016

    nho_thuy
    nho_thuy

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    so sánh luật

    Điểm mới trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL Thủ tướng Chính phủ

    lập sơ đồ ạ...e cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #474916   15/11/2017

    Tư pháp

    Cơ chế kiểm soát hoạt động tư pháp của tòa án việt nam. Mong các cao nhân chỉ giáo!
     
    Báo quản trị |  
  • #477254   05/12/2017

    Hongdragon88
    Hongdragon88

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quốc hội Việt Nam

    Tại sao chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia thường là chủ tịch quốc hội ?
     
    Báo quản trị |  
  • #477262   05/12/2017

    linhkosoai
    linhkosoai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao Thẩm phán chỉ cẩn bổ nhiệm mà không cần bầu ra ?

    Tại sao Thẩm phán chỉ cẩn bổ nhiệm mà không cần bầu ra ?
    Em có phần hơi thắc mắc tại sao chức vụ này lại không cần bầu mà chỉ cần bổ nhiệm ạ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #477312   05/12/2017

    thuthuy192
    thuthuy192

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tại sao Thẩm phán lại được bổ nhiệm mà không phải do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #477319   06/12/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Vì Luật đã quy định như vậy rồi

    thuthuy192 viết:

    tại sao Thẩm phán lại được bổ nhiệm mà không phải do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #479980   27/12/2017

    trungthe111
    trungthe111

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vì sao thẩm phán chỉ nên bổ nhiệm không nên bầu?

    vì sao thẩm phán chỉ nên bổ nhiệm không nên bầu? Ai biết chỉ giáo với ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #480330   29/12/2017

    Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán hiện nay

    Mình đang có thắc mắc là tại sao pháp luật hiện nay lại quy định là bổ nhiệm chức danh Thẩm phán mà lại không sử dụng bầu Thẩm phán. Theo mình biết là Hiến pháp 1959 quy định là bầu thẩm phán vậy tại sao đến nay lại đổi sang bổ nhiệm. Phải chăng bổ nhiệm mang lại những thuận lợi hơn là bầu thẩm phán. Mình cũng muốn biết những thuận lợi đó là gì, mọi người giải thích giúp mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481348   06/01/2018

    oanhtrang1299
    oanhtrang1299

    Female
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân biệt cơ quan của Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ?

    Mọi người giúp em câu này với ạ :((

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oanhtrang1299 vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (27/11/2020)
  • #481353   06/01/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn đọc luật tổ chức chính phủ, các điều từ 39-42 nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    oanhtrang1299 (06/01/2018)
  • #481357   06/01/2018

    oanhtrang1299
    oanhtrang1299

    Female
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn ạ :))

     
    Báo quản trị |  
  • #481512   09/01/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn, Luật Gia Phát xin được tư vấn cho bạn như sau:

    -         Cơ quan của chính phủ:

    Là cơ quan do nhà nước thành lập thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc

    Bao gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ

    -         Cơ quan thuộc chính phủ

    Là cơ quan do Chính phủ thành lập ra.

    Bao gồm 8 cơ quan:

    + Đài Tiếng nói Việt Nam

    + Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,  

    +Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam,

    +Thông tấn xã Việt Nam,

    +Đài truyền hình Việt Nam,

     +Học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

    + Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.

    + Bảo hiểm xã hội Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (27/11/2020)
  • #481886   12/01/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Cơ quan Chính phủ bao gồm Bộ và các cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

    Còn cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập ra.

    (Theo Luật tổ chức Chính phủ)

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loando1107 vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (27/11/2020)
  • #482785   19/01/2018

    Tumui
    Tumui

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tổ chức bộ máy nhà nước lưỡng Hà cổ đại

    Hi mọi người! Mọi người trả lời giúp e vì sao hội đồng thẩm phán nhà nước lưỡng Hà cổ đại được bầu từ bởi những người già cả và có danh tiếng ạh?
     
    Báo quản trị |  
  • #483058   22/01/2018

    anglelovevt2013
    anglelovevt2013

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật chính quyền địa phương

    Trong luật chính quyền địa phương 2015 ko quy định chi tiết về chức năng nhiệm vụ văn phòng hđnd và ubnd phường. Cho hỏi thì căn cứ vào văn bản nào để làm thông báo vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng hđnd và ubnd phường chung??

     
    Báo quản trị |