Căn cứ theo Nguyên tắc của Bộ luật dân sự 2015
Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Như vậy, đối với trường hợp của anh, "số dư tài khoản giao dịch chứng khoán" mà anh đề cập có phải là "số dư xác định cụ thể bằng một khoản tiền mặt (không bao gồm phần chứng khoán đã được mua)" không ạ?
Nếu là khoản tiền mặt như vậy thì vẫn là tài sản để thực hiện giao dịch bảo đảm.
Tuy nhiên:
- Thực tế thì hiện nay chưa có quy định chi tiết về vấn đề này, nhưng nếu dùng để bảo đảm thì số dư này không thể biến động, nghĩa là buộc công ty chứng khoán phải phong tỏa tài khoản này để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho chủ sở hữu tài khoản;
- Bên cạnh đó, vấn đề là số dư này có dùng để đảm bảo nghĩa vụ nào khác giữa chủ tài khoản và công ty chứng khoán hay không? Nếu có phía công ty chứng khoán có thể sẽ từ chối phong tỏa vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của họ.
Đối với số dư chứng khoán trong tài khoản, bản chất cũng giống như số dư tiền mặt mà em đã phân tích cùng anh ở trên - đều là tài sản của anh, do đó vẫn có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là:
- Giá trị của chứng khoán sẽ thay đổi, vì bản chất giá trị của chứng khoán không có tính ổn định như tiền mặt, do đó bên nhận thế chấp có thể từ chối không ký hợp đồng thế chấp tài sản này với anh, vì họ không chắc rằng đến thời điểm cần thanh lý tài sản bảo đảm liệu số chứng khoán đó có còn giá trị như hiện tại hay không;
- Và tất nhiên, nếu dùng làm tài sản bảo đảm thì vẫn phải phong tỏa tài khoản chứng khoán này tương tự như số dư tiền mặt mà em đã phân tích cùng anh.
Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 30/10/2019 06:53:41 CH