Ngày 18/8/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
(1) Chi cao nhất 7,5 triệu đồng cho biên soạn một số tài liệu đặc thù
Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đặc thù:
- Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.500.000 đồng/tờ gấp đà hoàn thành;
- Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 450.000 đồng/tình huống đã hoàn thành;
- Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 2.250.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành;
- Tiểu phẩm pháp luật (bao gom biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 7.500.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.
(2) Chi xây dựng đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật
Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, gồm:
- Xây dựng đề cương:
+ Xây dựng đề cương chi tiết: 1.200.000 đồng/đề cương;
+ Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát: 2.000.000 đồng/đề cương hoàn chỉnh;
- Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch:
+ Soạn thảo Chương trình, đề án, kế hoạch: 3.000.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch;
+ Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến: 500.000 đồng/báo cáo;
- Tổ chức họp, tọa đàm góp ý:
+ Chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi;
+ Thành viên dự: 100.000 đồng/người/buồi;
- Ý kiến tư vấn của chuyên gia: 500.000 đồng/văn bản;
- Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch:
+ Chủ tịch Hội đồng: 200.000 đồng/người/buổi;
+ Thành viên Hội đồng, thư ký: 150.000 đồng/người/buổi;
+ Đại biểu được mời tham dự: 100.000 đồng/người/buồi;
+ Nhận xét, phản biện của Hội đồng: 300.000 đồng/bài viết;
+ Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng: 200.000 đồng/bài viết;
- Ý kiến thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/bài viết (đối với trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt);
- Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/văn bản.
(3) Hòa giải viên cơ sở được hưởng thêm 20% mức thù lao nhận được
- Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên cơ sở, người được mời tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt với tư cách là giảng viên:
Thực hiện theo chế độ thù lao giảng viên quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 06/2023/TT-BTC). Trường hợp thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 được hưởng thêm 20% mức thù lao được nhận.
- Thù lao huy động chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật:
+ Áp dụng theo quy định tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.
+ Danh sách chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn dược chi trả thù lao huy động do người có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quyết định.