Sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương để di dời trụ sở làm việc của UBND

Chủ đề   RSS   
  • #529499 30/09/2019

    trucnghinguyen

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương để di dời trụ sở làm việc của UBND

    Đơn vị tôi là đơn vị sử dụng ngân sách xã, tại địa phương đang có nguy cơ sụt sạt đất ở, để tránh thiệt hại về tài sản và con người ubnd xã đang xây dựng phương án di rời dân và trụ sở làm việc của UBND vậy tôi muốn hỏi tôi có thể sử dụng nguồn dự phòng năm 2019 của ubnd xã hỗ trợ di rời trụ sở làm việc và nhà ở cho nhân dân được không?

    Cần những thủ tục như thế nào ?

    Rất mong được sự giúp đỡ ạ
     

     

     
    1401 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trucnghinguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529625   30/09/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo quy định tại Điều 10 Luật ngân sách nhà nước 2015 có ghi nhận nội dung:

    "Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước

    1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.

    2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:

    a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;

    b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;

    c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.

    3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:

    a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

    b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".

    Như vậy, Về mặt câu chữ luật chỉ nói chung là " các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán", và nội dung này đã được Bộ Tài Chính trả lời với nội dung:

    Về thẩm quyền sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

    Căn cứ quy định trên của Luật NSNN, đối với các nhiệm vụ chi chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của cấp mình trong năm phát sinh nhiệm vụ cần thiết phải xử lý từ ngân sách của cấp mình, UBND cùng cấp xem xét tính cấp bách, cần thiết phải xử lý nhưng chưa được bố trí dự toán thì được phép sử dụng dự phòng để chi và phải báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

     

     
    Báo quản trị |