Sống Chung Như Vợ Chồng Và Các Vấn Đề Pháp Lý

Chủ đề   RSS   
  • #419867 27/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Sống Chung Như Vợ Chồng Và Các Vấn Đề Pháp Lý

    Nhiều cặp đôi hiện nay vẫn đang chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Họ không biết được điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ tan vỡ cũng như hệ quả bất lợi. 

     
    Dưới góc độ pháp lý thì chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

    Khoản 7 Điều 3  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như là vợ chồng”. 

    Do đó, những cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong suốt thời gian sinh sống họ xác lập các mối quan hệ như vợ chồng thật sự về đời sống tình cảm, con cái cũng như tài sản. Tuy nhiên, do chung sống mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên các mối quan hệ thường có xu hướng dễ tan vỡ hơn các cặp vợ chồng "bình thường"

     
    Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột. Do việc chung sống chỉ dựa vào ý chí của hai bên, thích thì ở, không thích thì dễ dàng chia xa. Giữa họ, không có mối liên hệ pháp lý ràng buộc nào.
     
    Đứng ở góc độ pháp luật, về tài sản của nam, nữ chung sống không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
     
    Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Còn về con chung, vấn đề này được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn. 
     
    Mặt khác, Luật Hôn nhân gia đình không điều chỉnh việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới. Trong khi đây là một hiện tượng đã, đang và sẽ xảy ra và ngày càng phổ biến hơn trong tương lai. Do đó, thiết nghĩ pháp luật nên có những qui định để điều chỉnh quan hệ xã hội này. 
     
    Minh Trang 

     

     
    12698 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    vannonulaw (30/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454140   21/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Tuy pháp luật không điều chỉnh cụ thể nhưng mình thấy vẫn có thể áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết trường hợp cặp đôi đồng giới sống chung như vợ chồng mà.

    Về việc công nhận trường hợp này, mình nghĩ đó vẫn là điều rất xa xôi khi Quốc hội vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới và những quy định về người chuyển đổi giới tính cũng khá dè dặt. Rõ ràng, cộng đồng LGBT hiện nay đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Mong rằng những người thực thi pháp luật sẽ linh hoạt hơn để bảo vệ cho họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #455061   29/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


                Khi hai người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì họ đã tự từ bỏ những quyền lợi nhất định và cũng sẽ không được pháp luật bảo vệ.

                Pháp luật không cấm việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì tại Điều 5 Luật HNGĐ nghiêm cấm các hành vi:

                1.Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

                2.Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Vậy quyền và nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết như thế nào?

    Vấn đề về quyền, nghĩa vụ đối với con của nam, nữ chung sống như vợ chồng được giải quyết theo quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.

    Vấn đề về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #457558   15/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC có giải thích kỹ hơn về khái niệm “Chung sống như vợ chồng”:

    Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... 

    Đây cũng là căn cứ khi nhà nước ta xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi "vi phạm chế độ một vợ một chồng".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hoaithuong2709 vì bài viết hữu ích
    DILINHQUETOI (13/01/2018)
  • #481650   10/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn,

    Trừơng hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 thì vẫn được coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Khi tiến hành khai lý lịch bản thân sẽ phải khai họ tên vợ hoặc tên chồng.

    Hiện nay nhiều cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Đó là tự họ đã làm mất quyền được pháp luật bảo vệ, trong quá trình chung sống như vợ chồng không thể tránh khỏi sự cãi vã, tranh luận cũng như tài sản.

    Mỗi người hãy nên tự bảo vệ quyền lợi của mình, đừng vì tình cảm mà làm mù quáng bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #481913   12/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC chỉ là căn cứ để quy định xử phạt khi vi phạm hôn nhân một vợ một chồng, còn căn cứ pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ này thì mình chưa thấy có. Nhưng bản thân mình nghĩ cũng không cần quy định về vấn đề này trong luật, nếu trong quá trình sống chung họ có phát sinh mâu thuẫn hay vấn đề gì vẫn có thể lấy quy định chung ra giải quyết. Bản thân những người trong cuộc họ không muốn ràng buộc về mặt pháp luật nên họ mới sống chung mà không đăng kí kết hôn. Vậy liệu quy định thêm có tốt hơn không? Mục đích của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của các bên. Nhưng các bên biết về quyền và nhận thức đầy đủ nhưng họ không muốn thì tuỳ họ chứ.

    Mình nghĩ, nếu vấn đề nào mà pháp luật cũng quy định thì có lẽ sẽ phải tốn rất nhiều công sức và thời gian để nó đi vào cuộc sống. Pháp luật Việt Nam mình cũng khá nhiều nhưng lại không mang lại hiệu quả, có những Luật quy định chỉ là quy định rồi có áp dụng được đâu? Có cơ chế thực thi đâu? Muốn quy định gì thì nên phân tích các mặt của nó và quan trọng hơn hết chính là có áp dụng được hiệu quả trong cuộc sống hay không? Hay đưa ra rồi để đó, chồng chéo quy định, lại đi giải quyết mâu thuẫn của luật này với luật kia? 

     
    Báo quản trị |