|
So sánh thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân
|
Thanh tra - Ảnh minh họa
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau nhầm giúp người đọc phân biệt cơ bản các loại thanh tra
Tiêu chí
|
Thanh tra hành chính
|
Thanh tra chuyên ngành
|
Thanh tra nhân dân
|
Khái niệm
|
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra)
|
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra)
|
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (Khoản 8 Điều 3)
|
Lĩnh vực hoạt động
|
Nội bộ hệ thống
|
Theo ngành lĩnh vực
|
Xã hội
|
Thẩm quyền quyết định thanh tra
|
Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 2 Điều 43).
|
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Khoản 1 Điều 51).
|
Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động ̣(Khoản 1 Điều 69)
|
Thời hạn thanh tra
|
Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày.
Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày
Thanh tra huyện: không quá 30 ngày, kéo dài không quá 45 ngày.
(Điều 45 Luật Thanh tra 2010)
|
Đối với đoàn thanh tra:
Thanh tra cấp trung ương (bộ, tổng cục, cục thuộc bộ): không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày
Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày.
Thanh tra độc lập: Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.
(Điều 56 Luật Thanh tra 2010, Điều 16, 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP)
|
Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó (Điều 74)
|
Quyền hạn
|
Quyền hạn lớn, kể cả quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi về nhân sự (cụ thể xem thêm ở Điều 46)
|
Không có quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi nhân sự nhưng có quyền xử phạt hành chính. Thực hiện thanh tra các vụ vi phạm phức tạp, nghiêm trọng (cụ thể xem ở Điều 15, 18, 19, 21, 24, 27)
|
Quyền hạn thanh tra chỉ hạn chế ở quyền kiến nghị.
Đôi khí tổ chức thanh tra nhân dân cũng thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng (cụ thể xem tại Điều 47)
|
|
Bài viết liên quan:
|
|