So sánh Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với không có yêu cầu độc lập

Chủ đề   RSS   
  • #492042 18/05/2018

    dlinh0112

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 109
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    So sánh Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với không có yêu cầu độc lập

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể chia làm hai loại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Vậy sự khác nhau giữa hai chủ thể này là gì?

    1. Giống nhau:

    - Đều không phải là người khởi kiện, đồng thời họ cũng không phải là người bị kiện. Họ tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn với tư cách là người có quyền nghĩa vụ liên quan do quá trình giải quyết vụ án dân sự ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

    - Việc tham gia vào vụ án dân sự của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập sẽ được thực hiện thông qua việc họ tự mình đề nghị, được đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng hoặc Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng nếu không có ai đề nghị.

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập sẽ được thực hiện sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    2. Khác nhau:

    TIÊU CHÍ

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

    người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập

    Khái niệm

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là không phải người khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ

    Có đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn.

    Không đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn.

    Địa vị tố tụng

    Tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và địa vị tố tụng của họ độc lập với nguyên đơn và bị đơn.

     

    Tham gia vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn vì có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và việc tố tụng của họ phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.

    Yêu cầu đưa ra

    Vì họ có quyền và lợi ích độc lập với nguyên đơn và bị đơn nên yêu cầu họ đưa ra hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn, có thể chống lại yêu cầu nguyên đơn, bị đơn hoặc cả hai chủ thể này.

    Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, có thể đưa ra yêu cầu chống cả nguyên đơn và bị đơn

    Họ tham gia vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn vì có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và việc tố tụng của họ phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.

     

    Quyền và nghĩa vụ pháp lý

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.

    Hậu quả pháp lý

    Khi họ đưa ra yêu cầu sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí và thủ tục yêu cầu độc lập sẽ thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

    Yêu cầu của họ phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn nên sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

    Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

    Cập nhật bởi dlinh0112 ngày 18/05/2018 10:39:16 SA
     
    8459 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dlinh0112 vì bài viết hữu ích
    tranvanhieu01082001@gmail.com (15/09/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận