SO SÁNH NGƯỜI BỊ GIỮ, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, NGƯỜI BỊ BẮT TRONG BLTTHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #449626 16/03/2017

    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    SO SÁNH NGƯỜI BỊ GIỮ, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, NGƯỜI BỊ BẮT TRONG BLTTHS 2015

    BẢNG SO SÁNH NGƯỜI BỊ GIỮ, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, NGƯỜI BỊ BẮT TRONG BLTTHS 2015

    Khi bị giữ, bị tạm giữ, bị bắt thì người bị bắt, bị giữ, bị tạm giữ đều bị tước quyền tự do. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau giữa các chủ thể này.

    Tiêu chí

    Người bị bắt

    Người bị giữ

    Người bị tạm giữ

    Điều kiện

    Trong trường hợp phạm tội quả tang và theo quyết định truy nã, cụ thể tại Khoản 1, Điều 111:

    "1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền"

    Khoản 1, Điều 112

    "1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền."

    Trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể tại Khoản 1 Điều 110

    "a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

    c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ."

    Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

    Quyền và nghĩa vụ

    Điều 58

    "1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:

    a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

    b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;

    c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

    2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này."

    Điều 58

    "1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:

    a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

    b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;

    c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

    2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này."

    Khoản 2, 3 ở Điều 59

    "2. Người bị tạm giữ có quyền:

    a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

    3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam."

    Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại

    Điều 474

    "1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ,

    .....................

    Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật."

    Điều 474

    "1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ,

    .....................

    Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật."

    Điều 474

    "1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ,

    .....................

    Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật."

    Lời khai và lấy lời khai

    Điều 95, Điều 421

    Điều 95, Điều 421

    Điều 95, Điều  421

    Hệ quả

    Bị ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ

     Trả tự do ngay

    Bị ra quyết định tạm giữ

    Trả tự do

     

    Thời hạn tối đa

    12 giờ

    Theo Khoản 1, Điều 114

    12 giờ

    Theo Khoản 4, Điều 110

    9 ngày

    Theo Khoản 1, Khoản 2 của Điều 118

     

    Cập nhật bởi Gagagirl ngày 16/03/2017 01:48:09 CH Cập nhật bởi Gagagirl ngày 16/03/2017 02:12:05 SA

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    12646 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận