So sánh Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid

Chủ đề   RSS   
  • #469338 30/09/2017

    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    So sánh Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid

    Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện theo hệ thống Marid, trong đó, bao gồm Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid. Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu duy nhất. Tuy nhiên, giữa việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid vẫn có những điểm khác biệt.

    Hôm nay, mình xin chia sẻ bài viết về những điểm khác biệt giữa 02 văn bản này.

    Tiêu chí khác biệt

    Nghị định thư Madrid

    Thỏa ước Madrid

    Cơ sở đăng ký

    Dựa trên đơn đăng ký đã nộp tại nước xuất xứ.

    - Không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại thì mới có thể làm thủ tục (chỉ cần nộp đơn ở nước sở tại)

    Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ.

    - Nhất thiết phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi làm thủ tục

    Thành phần hồ sơ

    + Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

    + Tờ khai.

    + Mẫu nhãn hiệu.

    + Các tài liệu liên quan

    + Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại.

    + Giấy ủy quyền nếu thông qua đại diện.

     

    + Giấy ủy quyền nếu thông qua đại diện.

    + Mẫu nhãn giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký ở nước sở tại;

    + Bản sao có công chứng giấy đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại

    + Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại.

    + Đơn đăng ký;

     

    Ngôn ngữ nộp đơn

    Anh, Pháp, Tây Ban Nha

    Pháp

    Thời hạn xét nghiệm đơn tối thiểu

    18 tháng

    12 tháng

    Thời hạn bảo hộ

    10 năm và có thể gia hạn

    20 năm và có thể gia hạn

    Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia

    Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ

    Không quy định về việc chuyển đổi đơn

    Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ

    Không đề cập đến vấn đề này

    Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.

    Cách tính phí chỉ định

    Phí theo từng nước quy định, hoặc theo quy định chung. Tuy nhiên, phí cho đơn đăng ký theo Nghị định thư cao hơn một chút so với phí cho đơn theo Thỏa ước, mặc dù mức phí này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với việc trực tiếp đệ trình đơn quốc gia.

    Phí theo quy định chung

    Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ

    81 quốc gia.

    -          

    56 quốc gia.

    Hiện nay, trên thực tế nhiều Nghị định Madrid được ưu tiên lựa chọn hơn (có thể dựa trên các yếu tố so sánh nêu trên).

    Một vài thông tin xin chia sẻ cùng cả nhà.

    Cập nhật bởi hongphuong1993 ngày 30/09/2017 12:05:22 CH
     
    11557 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận