So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #530350 04/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

    >>> So sánh các loại hình doanh nghiệp việt nam;


    Thực tế, có rất bạn trẻ khởi nghiệp rất phân vân nên thành lập công ty theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân hay Công ty hợp danh. Nhìn vào, thì hai loại hình này có rất nhiều điểm chung, như là: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty; Đều không được được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Thành viên hợp danh chỉ được thành lập 1 công ty hợp danh, và chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

    Tuy nhiên, giữa hai loại hình công ty Hợp danh và doanh nghiệp tư nhân cũng có những điểm khác nhất định, sau đây là bảng phân biệt từ những tiêu chí nổi bật, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

    Căn cứ: Luật Doanh nghiệp 2014;

    Tiêu chí

    Công ty hợp danh (CTHD)

    Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

    Thành viên

    - Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

    Căn cứ: khoản 1 Điều 172;

    - Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân;

    Căn cứ:khoản 1 Điều 183;

    Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

    - TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

    - TVGV chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 172;

    Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình;

    Căn cứ: khoản 1 Điều 183;

    Tư cách pháp nhân

    Căn cứ: khoản 2 Điều 172;

    Không

    Căn cứ: khoản 2 Điều 183

    Quyền phát hành chứng khoán

    Cả hai đều không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

    Căn cứ:

    - CTHD: khoản 3 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014;

    - DNTN: khoản 2 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014;

    Quyền góp vốn và Chuyển nhượng vốn

    - TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

    - TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

    Căn cứ; Điều 182;

    - Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân;

    Căn cứ: Điều 186, 187;

    Vốn của Doanh nghiệp

    Theo quy định tại Điều 174: thì tài sản của công ty Hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của các thành viên;

    khoản 2 Điều 182: Trách nhiệm của các thành viên góp vốn tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

    Theo quy định tại Điều 184, 185 quy định: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký; và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;

    Cơ cấu tổ chức và quản lý

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 177 quy định như sau:

    - Hội đồng thành viên;

    - Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác;

    Theo quy định tại Điều 185 quy định như sau:

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ,có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Bài viết tham khảo >>> Hộ So sánh Doanh nghiệp tư nhân với kinh doanh;

                                  >>> So sánh Công ty TNHH một thành viên với DNTN;

                                  >>> So sánh doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH MTV;

     
    21467 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531960   30/10/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Mình thấy điểm dễ nhận diện nhất đó là tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không đủ điều kiện về tài sản (nó không "Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình" mà tài sản của doanh nghiệp tư nhân liên đới với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân), do đó nó không phải là pháp nhân (và vì thế nó cũng không phải là pháp nhân thương mại).

    Còn pháp nhân thương mại thì như định nghĩa ở trên, đó là "pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên."; hiện tại thì pháp nhân thương mại thường được dùng để chỉ hợp tác xã, công ty TNHH (cả một thành viên hoặc nhiều thành viên), công ty cổ phần.
     
    Báo quản trị |