So sánh Dân quyền và Nhân quyền

Chủ đề   RSS   
  • #450617 29/03/2017

    NguyenNgoc1993

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2016
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    So sánh Dân quyền và Nhân quyền

    Từ khi các cuộc cách mạng tư sản nổ ra, tới phong trào đấu tranh giành độc lập, vấn đề Nhân quyền và Dân quyền được cả nhân loại quan tâm hơn bất cứ lúc nào. Nhìn sơ qua, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa Nhân quyền và Dân quyền. Bởi thực tế, Nhân Quyền và Dân quyền là những quyền riêng biệt, không đồng nhất mà chỉ có sự giao thoa tại một số quyền. Nguyễn Ngọc xin chia sẻ sự khác nhau giữa Nhân quyền và Dân quyền được thể hiện qua bảng so sánh sau. 

    Bài viết được thể hiện trên quan điểm cá nhân, nên còn nhiều thiếu sót.

    So sánh Nhân quyền và Dân quyền
      Nhân Quyền Dân quyền
    Khái niệm
    Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc sinh ra tới lúc đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.
     
    Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
     
     

    Dân quyền (hay Quyền công dân; Tiếng Anh: Citizenship) là tình trạng của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.

    Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

    Cơ sở pháp lý

    Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779.
     
    Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789.
     
    Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
     
    Công ước về chính sách việc làm 1964.
     
    Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965.
     
    Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971.
     
    Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979.
     
    Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984.
     
    Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.
     
    Và các văn bản pháp lý Quốc tế khác
     

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.

     

    Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.

     

    Luật Quốc tịch của Quốc gia.

     

    Luật Cư trú của Quốc gia.

    Chủ thể  Tất cả những ai là con người, từ lúc sinh ra cho tới lúc đã chết đi. Một bộ phận con người đủ các điều kiện Pháp lý được định sẵn trước đó. Những người có mối quan hệ gắn kết với một hoặc nhiều Quốc gia, được thể hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi người được Quốc gia đó quy định.
    Bản chất Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định Pháp lý trước đó.
    Căn cứ phát sinh quyền

    Từ lúc sinh ra tới khi chết đi.

    Quyền công dân xuất phát từ quyền con người. Quyền công dân bắt đầu có kể từ lúc người đó đáp ứng đủ điều kiện trở thành công dân của một Quốc gia, hay nói cách khác là người đó đã có Quốc tịch của Quốc gia mang Quốc tịch
    Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền

    Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực.

    Chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất, và phụ thuộc và thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia đó.

     

     

    Nguyễn Ngọc

     
    39981 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #598137   31/01/2023

    So sánh Dân quyền và Nhân quyền

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo ý kiến của mình, Nhân quyền: mọi con người, bất kể giới tính, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia đều có Nhân quyền. Dân quyền: chỉ khi là công dân của một quốc gia nhất định thì mới có các quyền dân sự được công nhận và bảo hộ ở quốc gia đó

     
    Báo quản trị |