So sánh chế độ thai sản trước và từ sau ngày 01/01/2016

Chủ đề   RSS   
  • #398094 31/08/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    So sánh chế độ thai sản trước và từ sau ngày 01/01/2016

    >>> Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014

    >>> Chế độ thai sản năm 2016

    >>> Chế độ thai sản năm 2015

    Trước và từ sau ngày 01/01/2016, chế độ thai sản dành cho lao động nữ thay đổi như thế nào? Lao động nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước hay bị bó hẹp so với quy định trước đây. Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chế độ thai sản nhé.

     

    Trước ngày 01/01/2016

    Từ sau ngày 01/01/2016

    Đối tượng được hưởng

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. (áp dụng từ ngày 01/01/2018)

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

    Điều kiện được hưởng

    Thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Lao động nữ mang thai.

    - Lao động nữ sinh con.

    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi.

    - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

    Với trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Lao động nữ mang thai.

    - Lao động nữ sinh con.

    - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

    - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    - Lao động nam đang đóng BHXHi có vợ sinh con.

    Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.

    Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    Thời gian tối đa hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu

    - 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng.

    - 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    - 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng.

    - 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên.

    - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

    - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

    - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

    - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

    Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    Trước ngày 01/5/2013: 

    - 04 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.

    - 05 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 03 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.

    - 06 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.

    Từ ngày 01/5/2013 đến nay:

    06 tháng

     

     

     

    - 06 tháng. (áp dụng chung cho các đối tượng lao động)

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    - 05 ngày làm việc;

    - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

    - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết

    - 90 ngày tính từ ngày sinh con nếu con dưới 60 ngày tuổi.

    - 30 ngày tính từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên

    - 04 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 02 tháng tuổi.

    - 02 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên.

    Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết

    (áp dụng cho trường hợp cha hoặc mẹ tham gia BHXH, cả cha mẹ đều tham gia BHXH)

     

    Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

     

     

    Thời gian còn lại của người mẹ theo quy định về chế độ thai sản khi sinh con.

    Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định nêu trên thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

    Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nhờ mang thai hộ

    Không có quy định

    - Từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 06 tháng theo quy định nêu trên.

    Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    - Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

    Trước ngày 01/5/2013: 

    Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

    Từ ngày 01/5/2013 đến nay:

    Đối với lao động nữ nhận nuôi con nuôi: cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Đối với lao động nam nhận nuôi con nuôi: cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

    Cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

    Mức hưởng chế độ thai sản

    - 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.

     

    - 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

    Mức hưởng 1 ngày bằng mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 24 ngày. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 30 ngày.

     

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH.

    Điều kiện lao động nữ sinh con đi làm trước thời hạn

    - Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.

    - Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

    - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

    - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

    - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

     

    Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

    - Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong 01 năm.

     

     

     

     

     

    - Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    - Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc.

    Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    - Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

     

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    - Sổ BHXH.

    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.

    Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

    Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.

    - Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

    - Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

     

    -  Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con hoặc bản sao giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.

    Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

    Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.

    - Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc nghỉ việc để dưỡng thai.

    - Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

    Nếu lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    - Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

    Trình tự giải quyết hưởng chế độ

     

     

     

     

     

     

    - Trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

    - Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán cho người sử dụng lao động.

     

    - Trong hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

    - Trong hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan BHXH.

     

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014

    - Bộ luật lao động 2012.

    - Công văn 1683/LĐTBXH-BHXH năm 2014.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 31/08/2015 01:57:49 CH
     
    99363 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #399545   15/09/2015

    Cho tôi hỏi được hưởng 100% số tiền đóng 6 tháng có phải là: ví dụ 1 tháng mình đóng 3.320.000*32.5%=1.079.000. Thì có phải là mình thực nhận: 3.320.000*6=19.920.000 không ạ?

    Cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #399631   16/09/2015

    Tra loi ban huyen296 ve so sanh che do thai san truoc sau 1/1/2016

    Dung roi do ban
     
    Báo quản trị |  
  • #400278   23/09/2015

    nguyenanh1292 viết:

    >>> Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014

    >>> Chế độ thai sản năm 2016

    >>> Chế độ thai sản năm 2015

    Trước và từ sau ngày 01/01/2016, chế độ thai sản dành cho lao động nữ thay đổi như thế nào? Lao động nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước hay bị bó hẹp so với quy định trước đây. Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chế độ thai sản nhé.

     

    Trước ngày 01/01/2016

    Từ sau ngày 01/01/2016

    Đối tượng được hưởng

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

    Điều kiện được hưởng

    Thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Lao động nữ mang thai.

    - Lao động nữ sinh con.

    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi.

    - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

    Với trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Lao động nữ mang thai.

    - Lao động nữ sinh con.

    - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

    - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    - Lao động nam đang đóng BHXHi có vợ sinh con.

    Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.

    Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    Thời gian tối đa hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu

    - 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng.

    - 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    - 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng.

    - 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên.

    - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

    - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

    - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

    - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

    Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    Trước ngày 01/5/2013: 

    - 04 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.

    - 05 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 03 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.

    - 06 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.

    Từ ngày 01/5/2013 đến nay:

    06 tháng

     

     

     

    - 06 tháng. (áp dụng chung cho các đối tượng lao động)

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    - 05 ngày làm việc;

    - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

    - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết

    - 90 ngày tính từ ngày sinh con nếu con dưới 60 ngày tuổi.

    - 30 ngày tính từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên

    - 04 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 02 tháng tuổi.

    - 02 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên.

    Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết

    (áp dụng cho trường hợp cha hoặc mẹ tham gia BHXH, cả cha mẹ đều tham gia BHXH)

     

    Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

     

     

    Thời gian còn lại của người mẹ theo quy định về chế độ thai sản khi sinh con.

    Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định nêu trên thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

    Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nhờ mang thai hộ

    Không có quy định

    - Từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 06 tháng theo quy định nêu trên.

    Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    - Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

    Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

    Cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

    Mức hưởng chế độ thai sản

    - 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.

     

    - 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

    Mức hưởng 1 ngày bằng mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 24 ngày. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 30 ngày.

     

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH.

    Điều kiện lao động nữ sinh con đi làm trước thời hạn

    - Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.

    - Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

    - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

    - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

    - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

     

    Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

    - Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong 01 năm.

     

     

     

     

     

    - Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    - Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc.

    Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    - Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

     

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    - Sổ BHXH.

    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.

    Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

    Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.

    - Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

    - Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

     

    -  Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con hoặc bản sao giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.

    Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

    Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.

    - Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc nghỉ việc để dưỡng thai.

    - Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

    Nếu lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    - Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

    Trình tự giải quyết hưởng chế độ

     

     

     

     

     

     

    - Trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

    - Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán cho người sử dụng lao động.

     

    - Trong hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

    - Trong hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan BHXH.

     

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014

     
    Báo quản trị |  
  • #400816   29/09/2015

    chinhqn255
    chinhqn255

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đúng là như thế đó bạn. Cộng thêm 2 tháng tả lót nữa 1150000*2

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinhqn255 vì bài viết hữu ích
    havanchung1972 (30/12/2015)
  • #407842   26/11/2015

    nguyenanh1992 coi lại đối tượng được hưởng nhé.

    Hình như "Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng" có hiệu lực từ 01/01/2018 mà.Thk ban.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvlphucsinh vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (26/11/2015)
  • #411736   30/12/2015

    Nếu bạn đóng tiền theo hệ số (áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức) thì cách tính như sau : 1.150.000 x hệ số của bạn x 6 tháng rồi + 1.150.000 x 2 tháng tiền hỗ trợ tã lót hay tiền sữa. Nếu bạn đóng tiền đồng (không theo hệ số) thì : Số tiền tham gia bảo hiểm trước khi bạn nghỉ sinh x 6 tháng. Còn tiền hỗ trợ thì mình không thấy có quy định đối với doanh nghiệp( Tức là không phải cán bộ, công nhân viên chức).

    Còn vấn đề được hiểu thế nào là công chức, viên chức có luật công chức, viên chức hướng dẫn cụ thể.

    Hiện nay các công ty có vốn nhà nước đang phải cổ phần hóa theo quy định thì việc xác nhận công chức, viên chức, cách áp dụng mức lương, bậc lương đang găp rất nhiều vấn đề bất cập vì chưa có hướng dẫn quy định rõ cách xếp chuyền theo tiêu chí SAO CHO PHÙ HỢP.

     
    Báo quản trị |  
  • #421470   13/04/2016

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào nguyenanh1292,

    Nhờ bạn gửi mail đính kèm file word bài viết 

    So sánh chế độ thai sản trước và từ sau ngày 01/01/2016

    Về địa chỉ mail ngdinhdien@gmail.com, vì tôi không copy oợc.

    Xin cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #421492   13/04/2016

    Cám ơn bạn nhiều. Cho mình hỏi thêm nữa là nếu mình đóng 3 năm hoặc 4 năm thì có được tính nhân số năm của mình lên không hay vẫn tính mức lương 6 tháng trước lúc nghỉ sinh?

     
    Báo quản trị |  
  • #421497   13/04/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn huyen296, vẫn tính lương 6 tháng nhé bạn. 

    Bạn xem kỹ Mức hưởng chế độ thai sản tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

    c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

    2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    huyen296 (13/04/2016)
  • #421500   13/04/2016

    Dạ, Em cám ơn Chị nhiều nha. Sau này có gì không biết có thể nhờ Chị giúp đỡ Em ạ.

     
    Báo quản trị |