Doanh nghiệp Việt Nam thành lập dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp 2014, theo đó có 4 loại hình doanh nghiệp cụ thể và mỗi loại hình đều có quy định, cơ cấu, cách thức hoạt động khác nhau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân (Có thể xem: So sánh các loại hình doanh nghiệp Việt Nam). Bài viết này muốn đặt loại hình doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh một số quốc gia có nền kinh tế phát triển để có thể hoàn thiện hơn pháp luật mảng doanh nghiệp.
I) Singapore:
Nguồn luật điều chỉnh về loại hình doanh nghiệp ở Singapore là: Partnership Act 1980 và Companies Act, Business Registration Act, Security Act. Theo văn bản pháp luật trên thì Singapore có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hợp danh
- Công ty
Có thể thấy loại hình doanh nghiệp Việt Nam và Singapore là khá tương tự nhau, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn xem chúng giống hay khác gì nhau nhé:
1) Doanh nghiệp tư nhân (DNTN):
Về bản chất, DNTN ở Việt Nam và Singapore là giống nhau: Tài sản của DNTN không có sự tách bạch với tài sản cua chủ doanh nghiệp và người chủ này có toàn quyền định đoạt công việc kinh doanh của mình, được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được và phải mang toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm đối với hoạt động doanh nghiệp của mình. Một điều đang chú ý là khi tham gia quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại thì DNTN ở Singapore được đối xử như thể nhân cho nên không có quy định riêng cho chủ DNTN.
Điểm khác biệt rõ nhất giữa Việt Nam và Singapore là việc Singapore cho phép cả cá nhân và pháp nhân được thành lập DNTN.
2) Hợp danh:
|
Hợp danh ở Singapore
|
Công ty hợp danh Việt Nam
|
Khái niệm
|
Hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh nhằm thu lợi. Có thể hiểu là sự liên kết với nhau để kinh doanh
|
Là một công ty có đăng ký theo thủ tục quy định
|
Thủ tục thành lập
|
Không nhất thiết phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể thành lập qua việc ký thỏa thuận hoặc bắt đầu hành vi kinh doanh.
Nếu muốn đăng ký thì liên hệ Cục đăng ký.
|
Buộc phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký.
|
Tư cách pháp nhân
|
Không có tư cách pháp nhân
|
Có tư cách pháp nhân
|
Thành viên
|
Từ 2 đến 20 người
|
Có ít nhất 2 thành viên hợp danh, không hạn chế số lượng thành viên góp vốn
|
Trách nhiệm đối với khoản nợ
|
Liên đới chịu trách nhiệm đối với hoạt động của hợp danh
|
Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty
|
Tài sản
|
Tài sản trong hợp danh có thể là tài sản hợp danh cũng có thể là tài sản của thành viên
|
Tài sản của công ty hợp danh và tài sản của thành viên là tách bạch nhau.
|
3) Công ty:
Luật Công ty của Singapore chia các công ty thành công ty cổ phiếu giao dịch hạn chế (private company) và công ty cổ phiếu giao dịch rộng rãi (public company).
Chúng ta có thể đặt bên cạnh loại hình Công ty cổ phần của Việt Nam để so sánh:
|
Singapore private company
|
Singapore public company
|
Công ty cổ phần của Việt Nam
|
Số lượng thành viên
|
Tối đa là 50 thành viên
|
Không hạn chế số lượng
|
Tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
|
Phát hành chứng khoán
|
Không được phát hành cổ phiếu và trái nợ cho công chúng
|
Được phát hành chứng khoán để huy động vốn và nhận tiền gửi của công chúng
|
Phát hành cổ phiếu
|
Chuyển nhượng cổ phiếu
|
Hạn chế chuyển nhượng
|
Không hạn chế
|
Tự do chuyển nhượng trừ 03 năm đầu chỉ được chuyển nhượng khi được Đại hội đồng cổ đông đồng ý
|
Chức danh giám đốc
|
Ít nhất hai giám đốc và một trong hai giám đốc đó phải là người có nơi cư trú thường xuyên ở Singapore
|
Hội đồng quản trị bầu một trong số họ hoặc thuê một người khác làm Giám đốc
|
Chức danh thư ký
|
Phải có ít nhất một thư kí là người có nơi cư trú thường xuyên ở Singapore
|
Không quy định
|
Cổ phiếu
|
Gồm cổ phiếu dự phần (equity share) và cổ phiếu ưu thế (preferential share)
|
Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đã biểu quyết, ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại
|
Vốn
|
Vốn cổ phần bao gồm: Vốn điều lệ, vốn phát hành và vốn đã nộp
|
Vốn điều lệ
|
II) Mỹ và Úc:
Pháp luật doanh nghiệp ở Mỹ quy định về 3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân một chủ, Doanh nghiệp hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Có các loại hình như pháp luật Việt Nam.
Còn ở Úc thi sao? Úc có các loại hình kinh doanh sau: công ty (công ty tư nhân và công ty đại chúng), hiệp hội doanh nghiệp, công ty liên doanh và công ty ủy thác. Chúng ta có thể thấy các loại hình kinh doanh khác so với Luật doanh nghiệp 2014 của Việt Nam.
Sau đây hãy cũng nhau điểm qua một số loại hình nổi bật và so sánh với Việt Nam nhé:
1) Doanh nghiệp tư nhân một chủ:
Loại hình doanh nghiệp này gần như là tương đồng với pháp luật Việt Nam, cụ thể là các điểm sau đây:
- Chỉ do cá nhân thành lập; pháp nhân không được phép thành lập DNTN một chủ.
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Điểm khác biệt so với DNTN Việt Nam là Mỹ xem đây là một hình thức kinh doanh của cá nhân nên có thể không cần đăng ký kinh doanh như ở Việt Nam, và thủ tục đăng ký rất đơn giản: Chỉ cần điền vào tờ đơn mua ở các của hàng văn phòng phẩm và gửi đến cơ quan ở bang, quận.
2) Doanh nghiệp hợp danh ở Mỹ:
Hợp danh chỉ theo quan niệm là sự liên kết, cùng định hướng kinh doanh vì lợi nhuận chứ không được xem là một công ty như ở Việt Nam
Bao gồm doanh nghiệp hợp danh đầu đủ và doanh nghiệp hợp danh có giới hạn. Chủ hợp danh đầy đủ thông thường chia sẻ sở hữu, công việc, và trách nhiệm (managing partner), còn chủ hợp danh có giới hạn sẽ không tham gia vào các quyết định quản lý và sẽ không chịu trách nhiệm đối với các vấn đề nảy sinh từ các quyết định của người quản lý.
Doanh nghiệp hợp danh ở Mỹ thường phải giải thể khi một hoặc nhiều thành viên chính thức tù bỏ doanh nghiệp (đặc biệt là trường hợp người đó chết).
3) Hiệp hội doanh nghiệp ở Úc:
Hiệp hội doanh nghiệp là một doanh nghiệp riêng biệt được tạo ra bởi điều lệ hoặc quy định. Hiệp hội doanh nghiệp thường bao gồm: công ty, hiệp hội công ty và một số công ty chưa hợp nhất nhưng không gồm tập đoàn độc quyền và cơ quan công quyền.
Lưu ý: một công ty chưa hợp nhất vẫn được vào hiệp hội doanh nghiệp nếu có những quyền hạn nhất định như quyền nắm giữ tài sản.
4) Công ty ủy thác (Trust):
Một doanh nghiệp có thể hoạt động thông qua việc ủy thác. Người được ủy thác cần phải được bổ nhiệm, có sở hữu tài sản của doanh nghiệp, có hoạt động kinh doanh thay mặt cho những người ủy thác hoặc trong việc theo đuổi một mục tiêu hợp pháp (ví dụ như tổ chức từ thiện).
Người được ủy thác có thể là một cá nhân hay một công ty, bao gồm cả công ty nước ngoài. Việc ủy thác không phải là một đối tượng pháp lý riêng biệt nhưng trách nhiệm có thể được hạn chế. Thường thì người được ủy thác là một đối tượng pháp lý riêng biệt chẳng hạn như một công ty chuyên việc ủy thác để đối mặt với trách nhiệm của người được ủy thác.
Người được ủy thác có một số nhiệm vụ khác như trách nhiệm thực hiện tốt kinh doanh, tránh xung đột lợi ích, công bố đầy đủ và không có bất kì lợi nhuận bí mật nào khác.
Công ty ủy thác chung của cộng đồng có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 22/02/2017 09:43:52 SA
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 22/02/2017 09:42:21 SA
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 22/02/2017 09:41:28 SA
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 21/02/2017 09:22:56 CH
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 21/02/2017 09:18:17 CH