Tại chương 18 Hiệp định TPP quy định về Sở hữu trí tuệ có những quy định sau:
Điều 18.2: Mục tiêu
Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vào việc tạo thuận lợi qua lại của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, có lợi cho phúc lợi kinh tế xã hội, và tạo ra cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.
Điều 18.11: Lạm dụng quyền SHTT
Hiệp định này không có điều khoản nào không cho phép một Bên xác định việc có sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hay không hoặc dưới điều kiện nào theo hệ thống pháp luật của mình.
Ở VN hiện tại gần như 99% cá nhân & công ty dùng phần mềm lậu (ko có bản quyền): Windows, Microsoft, Adobe, Corel, Autocad, 3D Max...
Thương hiệu thì lại ko có Logo, nếu có Logo thì nhái nhau quá nhiều và ko đăng ký bảo hộ. Vậy thì TPP sẽ được áp dụng như thế nào
Người ta vẫn nói gia nhập TPP là có cơ hội và thách thức. Đặc biệt về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo quan điểm cá nhân mình đặc biệt lo lắng cho VN khi tham gia hiệp định này. Vấn đề bản quyền là một vấn đề khó quản lý ở nước ta từ xưa đến này, việc dùng "lậu", "chùa" quá nhiều, ngay cả Luật SHTT đặt ra vẫn không có tính áp dụng thực tiễn cao. Một phần vì điều kiện kinh tế của mặt bằng người Việt Nam chưa cao, số tiền bỏ ra để mua bản quyền, nghe nhạc bản quyền, phần mềm bản quyền vẫn còn hơi cao so với mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông Việt Nam. Đơn cử như nghề Kiến trúc sư, nếu dùng phần mềm bản quyền để làm việc thì hàng năm, trung bình các kiển trúc sư, sinh viên kiến trúc phải bỏ ra vài chục triệu, thậm chí là hàng trăm triệu tiền để dùng cho các phần mềm như 3Ds Max, Sketch Up, Auto Cad, Revit dể làm việc và học tập. Số tiền trên thật hơi phi thực tế... Tất cả những lý do trên là thác thức vô cùng lớn để VN có thể tham gia công bằng ở hiệp định TPP ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Và liên quan cả vấn đề "Bản quyền" - nguy cơ DN VN phá sản hàng loạt là khá rõ ràng.
Ngoài ra:
- Tham gia TTP thì phải thêm tổ chức Công đoàn độc lập.
- Các công ty, tập đoàn nước ngoài được quyền khởi kiện chính phủ các nước thành viên TPP ra một tòa án/hội đồng xét xử đặc biệt do Ngân hàng Thế giới (World Bank) hoặc Liên Hợp Quốc (United Nations) tổ chức. Đây cũng là một thách thức cho cơ chế quản lý nhà nước, đặc biệt gánh nặng đè lên Bộ kế hoạch và đầu tư, cơ quan trực tiếp quản lí các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn và các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Thách thức này cũng sẽ là cơ hội để cơ chế quản lí hành chính trở nên khoa học và hiện đại hơn. Tuy nhiên để làm được việc này không phải có thể làm được trong một sớm một chiều mà cần cả một quá trình cải tổ đồng hộ hệ thống hành chính. Mà thù tục hành chính ở nước ta thì đặc biệt rắc rối. Khó khăn quá nhiều, để xem ta tận dụng cơ hội được bao nhiêu. Cơ hội trong tay, thử thách ở trước mắt, hãy chờ xem VN, nước yếu thế nhất trong 17 nước TPP sẽ làm được gì.