Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố:
+ Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại
+ Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc
+ Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc
+ Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất
+ Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có)
Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu được quy định
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về túi sơ cứu: Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập.
Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
- Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí:
+ Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu
+ Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc
+ Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu
- Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh