Sinh viên và xe buýt

Chủ đề   RSS   
  • #471364 18/10/2017

    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Sinh viên và xe buýt

    Bước vào đại học, nhiều bạn mới bắt đầu học những trường ở xa nhà và để tiết kiệm phí xăng, nhiều bạn bắt đầu chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Lần đầu sử dụng loại phương tiện công cộng này hoàn toàn chẳng có gì phải đáng ngại ngùng cả. Cái bạn cần lo là hãy lướt qua những lưu ý dưới đây để khi sử dụng sẽ không cảm thấy lúng túng. Với những bạn thường xuyên sử dụng loại phương tiện này thì cũng có một số cách để tiết kiệm chi phí hơn, hoặc hạn chế việc gặp tai nạn ở trên phương tiện này.



    Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận

    Là học sinh, sinh viên đồng nghĩa cới việc bạn có “đặc quyền” được đi xe buýt với giá rẻ. Khi mới nhập học nhà trường chỉ cấp cho bạn thẻ sinh viên tạm thời, còn thẻ sinh viên chính thức ít nhất phải hai tháng sau bạn mới được cầm trên tay. Thế nhưng, không phải lúc nào thẻ sinh viên tạm thời cũng có giá trị.

    Mua vé tập khi cần di chuyển nhiều

    Việc đi lại nhiều sẽ ngốn của bạn một khoản tiền không nhỏ, kể cả khi lựa chọn xe buýt. Với những tuyến có trợ giá thì 6.000 đồng/lượt cho mỗi hành khách. Nhưng nếu mua vé tập, bạn sẽ chỉ tốn 4.500 đồng/lượt đi. Việc mua vé tập sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

    Vé tập có thời gian sử dụng lên tới 1 năm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bất cứ lúc nào cần. Vé tập năm loại đắt nhất có giá 135.000 đồng/tập 30 vé, có thể sử dụng đi trên tất cả các tuyến (trừ các tuyến có mã số 13, 94 và 96).

    Nhưng nếu bạn là học sinh hay sinh viên thì đừng quên mang theo thẻ, vì giá vé dành cho đối tượng này chỉ có 2.000 đồng/lượt.

    Chuẩn bị tiền lẻ

    “Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe buýt” là câu khẩu hiệu không thể thiếu trên bất kỳ chiếc xe buýt nào. Nếu “lỡ” đưa tờ tiền có giá 50.000 đồng trở lên, bạn sẽ nhận được cái nhăn mặt, một trận “tổng sỉ vả” trước khi nhận được tiền thối hoặc bị đuổi xuống xe nếu hôm đó kém may mắn.

    Mệnh giá tờ tiền càng lớn đồng nghĩa với khả năng bạn bị đuổi xuống xe càng cao, nhất là khi bác tài xe kiêm luôn người bán vé. “Chân lý” này đã được nhiều sinh viên đúc kết và rỉ tai nhau. Mai Anh, sinh viên trường đại học Quốc Tế, cho biết sau khi chứng kiến bác tài lớn tiếng đuổi một bác xuống xe vì “dám” dùng tờ 200.000 trả tiền vé, cô bạn chuẩn bị hẳn một hộp tiền lẻ dành riêng cho việc đi xe buýt.

    Việc chuẩn bị tiền lẻ trước khi lên xe buýt vừa giúp quá trình đón khách diễn ra nhanh chóng vừa thể hiện nét đẹp của văn hóa xe buýt. Do đó, luôn để dành và chuẩn bị tiền lẻ là một trong những “bí kíp” dành cho các tân sinh viên chọn xe buýt làm phương tiện đi lại.

    Móc túi - Luôn phải đề cao cảnh giác

    Vào giờ cao điểm, xe buýt luôn chật cứng hành khách, người sát người chính là cơ hội cho những tên móc túi thỏa sức hành động. Tài sản mà các đối tượng móc túi thường hướng tới là điện thoại, ví tiền. Chúng chỉ tìm cơ hội áp sát bạn, nhanh tay “hành nghề” và xuống ở trạm tiếp theo. Bạn chỉ biết tài sản của mình đã bị mất khi bọn đạo chích đã cao chạy xa bay. Nhân viên xe buýt thấy cũng làm ngơ hoặc chỉ cảnh báo chung chung để mọi người đề phòng chứ không dám chỉ đích danh vì không có bằng chứng.

    Cách hữu hiệu nhất để đề phòng móc túi vẫn là mỗi người tự nâng cao cảnh giác. Bạn thì đeo ba lô ngược để tiện theo dõi, bạn thì lên xe buýt lập tức để balo xuống dưới chân. Có bạn cẩn thận hơn còn mua cả ổ khoá mini để khóa cặp lại. Tư trang của mình phải tự mình giữ lấy, mất rồi có kiện cáo cũng không được.

    Thẻ sinh viên và chuyện đeo khẩu trang

    Để chống nắng, chống bụi, sinh viên thường mang khẩu trang khi đi xe buýt. Một số tuyến xe buýt lại muốn kiểm tra xem thẻ sinh viên có thực sự “chính chủ” hay không nên chuyện đeo khẩu trang trở thành trở ngại lớn.

    Đừng ngủ gật trên xe

    Hầu hết những tuyến buýt Sài Gòn không có loa thông báo mỗi khi tới điểm dừng. Nếu lỡ ngủ gật trên xe, bạn sẽ phải "méo mặt" chi thêm tiền để bắt tuyến khác mới tới được điểm mình mong muốn. Không chỉ mất thêm tiền, bạn còn mất thời gian và nhiều cơ hội chỉ vì “chợp mắt chút thôi”. Hãy nói với bác tài hoặc người kế bên điểm bạn cần tới và nhờ họ nhắc nhở nếu bạn là một con sâu ngủ nhé.

    Nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ em

    Không chỉ riêng xe buýt, rất nhiều xe khách, xe du lịch khác khi có hành khách lên xe cũng đều được các tài xế nhắc rằng hãy luôn nhường ghế cho người già, trẻ em và những phụ nữ đang mang thai. Bất kỳ ai đi phương tiện nào cũng đều biết điều này. Xe buýt thường chỉ có 2 hàng ghế nhỏ nên việc nhường chỗ cho những người lớn tuổi, những em bé hay phụ nữ mang thai là điều các bạn nên làm và cần lưu ý.



    Lên xe cửa trước, xuống cửa sau

    Việc chen lấn xô đẩy là rất nhiều, thường xuyên xảy ra trên xe buýt. Nên việc cẩn thận trước khi xuống hoặc lên là điều bạn phải làm. Nên nhớ rằng khi đi xe buýt bạn phải lên cửa trước, xuống cửa sau. Tránh trường hợp người lên, kẻ xuống cùng một cửa. Như vậy sẽ càng làm rối loạn tuyến xe hơn. Bạn nên nhường những người lớn tuổi và em nhỏ lên trước. Không nên xô đẩy để có thể nhanh nhanh lên xe.

    Trên đây là một số kinh nghiệm của mình khi đi xe buýt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm được nhiều điều khi đi xe buýt. Nhất là các bạn sinh viên. Phải thật cẩn thận và chú ý an toàn.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    24836 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (05/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #471382   18/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Thời còn sinh viên mình vẫn nhớ nhất là trường hợp thẻ sinh viên và cái khẩu trang, tiền lẻ khi đi xe buýt đúng là những trường hợp này là các bác tài hạy phụ xe hay la và tỏ vẻ khó chịu, khi không tháo khẩu trang để kiểm tra đúng sinh viên không trên thẻ không, hay phải  trả lại tiền. Là sinh viên nên nhớ những vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #471389   18/10/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Đọc bài viết của bạn mình nhớ cái thời sinh viên năm nhất ở tận Quận 9 đi học thì quận 5 thế là lên xe là ngủ mà không biết tại sao lại luyện được thói quen cứ gần đến trạm xuống 1-2 trạm là tỉnh ngủ :|. May mà chưa bị lố trạm lần nào, không thì lại tốn thêm tiền bắt xe quay ngược lại rồi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyhanh2512 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (23/10/2017)
  • #471817   23/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Không những móc tui, mà còn có cả biến thái, cướp giật trắng trợn, trong khi đó các lơ xe và tài xế thì ngó lơ, không dám lên tiếng vì bị đe đọa, ném đá. Vậy nên các bạn cũng nên tự phòng vệ, cảnh báo, nhắc nhở mọi người nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #471892   23/10/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    danghaa_ viết:

    Không những móc tui, mà còn có cả biến thái, cướp giật trắng trợn, trong khi đó các lơ xe và tài xế thì ngó lơ, không dám lên tiếng vì bị đe đọa, ném đá. Vậy nên các bạn cũng nên tự phòng vệ, cảnh báo, nhắc nhở mọi người nhé

    Phải chăng chúng ta nên đề xuất có số điện thoại đường dây nóng để khi phát hiện đối tượng đang chuẩn bị phạm tội thì gọi ngay đến số khẩn cấp, để mong có sự tiếp cận, giúp đở kịp thời và cũng đồng thời hạn chế được việc trả thù.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #476600   30/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    minhlong3110 viết:

     

    danghaa_ viết:

     

    Không những móc tui, mà còn có cả biến thái, cướp giật trắng trợn, trong khi đó các lơ xe và tài xế thì ngó lơ, không dám lên tiếng vì bị đe đọa, ném đá. Vậy nên các bạn cũng nên tự phòng vệ, cảnh báo, nhắc nhở mọi người nhé

     

     

    Phải chăng chúng ta nên đề xuất có số điện thoại đường dây nóng để khi phát hiện đối tượng đang chuẩn bị phạm tội thì gọi ngay đến số khẩn cấp, để mong có sự tiếp cận, giúp đở kịp thời và cũng đồng thời hạn chế được việc trả thù.

    Cái đó mình nghĩ nguyên nhân chính do thái độ vô cảm của xã hội hiện nay. Mình nghĩ dù có phát hiện ra thì cũng không ai có ý kiến. Một là do sợ các đối tượng cầm hung khí và phản ứng lại, hai là không quan tâm. Với trường hợp một thì không thể trách được. Ngoài ra, không phải là xe buýt không có đường dây nóng mà việc giải quyết khi điện vào đường dây nóng là phức tạp và rất lâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #471820   23/10/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Đi xe buýt ghê nhất là móc túi. Hồi năm 2 mình cũng từng bị móc mất 1 cái đt trên xe buýt, quá nhanh quá nguy hiểm. Nạn móc túi hoành hành mạnh còn là vì lơ xe và những người xung quanh nhiều khi biết cũng không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù, nên khách ai sơ ý thì người đó đành chịu thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #471884   23/10/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    thaonguyen27 viết:

    Đi xe buýt ghê nhất là móc túi. Hồi năm 2 mình cũng từng bị móc mất 1 cái đt trên xe buýt, quá nhanh quá nguy hiểm. Nạn móc túi hoành hành mạnh còn là vì lơ xe và những người xung quanh nhiều khi biết cũng không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù, nên khách ai sơ ý thì người đó đành chịu thôi

    Xe buýt không xấu nhưng những người đang kinh doanh loại dịch vụ này đang làm cho nó xấu đi, cơ bản vì xe là phương tiện công cộng, có nhiều người sử dụng vậy nếu muốn hạn chế nạn móc túi trên xe thì tài xe và lơ xe khi thấy xe đông phải liên tục nhắc nhở hành khách cẩn trọng, thậm chí nếu những giờ cao điểm có thể tăng cường thêm lơ xe...Thật sự xe buýt hiện nay không chú trọng nhiều đến dịch vụ, làm cho những hành vi nhếch nhát trên xãy ra nhang nhản.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #471899   23/10/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Mình thấy đi xe buýt rất hay và phù hợp với mật độ giao thông ở Việt Nam đang bị quá tải nhưng để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt đặc biệt hệ thống xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà nội, chúng ta nên mở cửa cho loại hình kinh doanh này đó là cho tư nhân đầu tư vào. Chỉ có như vậy thì mới cải thiện được chất lượng dịch vụ của loại hình này. Người dân ở các nước trên thế giới rất thích và ủng hộ việc đi xe buýt nhưng ở Việt Nam chúng ta, mỗi lần thấy xe buýt chạy ở ngoài đường là người đã tránh xa vì nó chạy quá nguy hiểm và xem thường tính mạng người tham gia giao thông.

     
    Báo quản trị |  
  • #472081   24/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Xe buýt khá thuận tiện cho các bạn sinh viên ở xa và nhất là những bạn sinh viên năm nhất lên thành phố học, vừa rẻ, vừa tiện lợi. Nếu không có những mặt tiêu cực như: móc túi, gặp biến thái, chưa kể gặp cả các thanh niên đa cấp thì có lẽ xe buýt sẽ được mọi người ưu tiên lựa chọn nhiều hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (25/10/2017)
  • #472118   25/10/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    vyvy2409 viết:

    Xe buýt khá thuận tiện cho các bạn sinh viên ở xa và nhất là những bạn sinh viên năm nhất lên thành phố học, vừa rẻ, vừa tiện lợi. Nếu không có những mặt tiêu cực như: móc túi, gặp biến thái, chưa kể gặp cả các thanh niên đa cấp thì có lẽ xe buýt sẽ được mọi người ưu tiên lựa chọn nhiều hơn nữa.

    Những mặt tiêu cực trên chúng ta có thể đẩy lùi được, quan trọng là cơ quan quản lý loại  hình dịch vụ công cộng này đã có những động thái gì để thay đổi các vấn nạn đang xãy ra trên xe buýt hay chỉ biết im lặng, đã rất nhiều năm trôi qua chúng ta cũng đã thấy loại hình dịch vụ xe buýt vấn không có được nhiều sự thay đổi cả hình thức lẫn chất lượng, trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hậu quả mà các xe buýt gây ra không ít. Tại sao chúng ta phải cam chịu như vậy...

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    vyvy2409 (25/10/2017)
  • #472141   25/10/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Mình thì giã từ xe buýt đến nay cũng tầm hơn 6 năm rồi và tự hứa là không bao giờ di chuyển bằng xe buýt nữa. Nói vậy để thấy ký ức về xe buýt trong mình nó kinh khủng như thế nào và cũng để thấy rằng không có cạnh tranh sẽ không có phát triển.

    Thực tiễn vai trò của xe buýt rất lớn nhưng đang được bảo hộ, không có đối thủ cạnh tranh nên chất lượng rất tệ. Nhìn vào Mai Linh, VinaSun để thấy giá trị của Uber và Grab lớn đến mức nào. Hiện tại văn hóa ứng xử, cách tính tiền phí, thái độ phục vụ của các hãng Taxi truyền thống đều đang được nâng cao hơn rất nhiều và người tiêu dùng là người đang hưởng lợi.

    Vì thế rất đơn giản hãy mở cửa, hãy cho các doanh nghiệp có năng lực tham gia vào thị trường xe buýt đầy tiềm năng này, khi đó di chuyển bằng xe buýt mới không còn là nỗi ám ảnh đối với người đi đường và với chính những người đang trên xe buýt nữa.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #472510   27/10/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    Lần đầu tiên và duy nhất mình đi xe buýt là vào năm 1 đại học. Có lẽ do thiếu may mắn nên lần đó mình bắt xe trùng giờ với các anh chị công nhân vừa tan ca sau 1 ngày làm việc vất cả, mồ hôi mồ kê nhễ nhại; xe buýt chật cứng người, chen lấn, xô đẩy, va chạm mỗi khi xe thắng gấp hay dừng trạm, ... Ôi !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #472769   29/10/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Điều đặc biệt nhất ở Sài Gòn mà ngày sinh viên mình vẫn hay nghĩ đó là có thể đi đến bất kỳ đâu bằng xe buýt. Lúc ở nhà, việc đi xe buýt như một cực hình bởi việc đợi xe rất lâu (có nhiều khi gần cả tiếng) và xe thì cực ký đông nên lúc đó mình không hề thích đi xe buýt tẹo nào. Ngược lại, khi vào đại học rồi thì xe buýt như là phương tiện chủ yếu của sinh viên (Đặc biệt là ở làng đại học), và lượng xe di chuyển rất nhiều, chỉ cần bước chân ra khỏi kí túc xá là đã có xe buýt đứng chờ và mọi đường của Sài gòn đều có thể đi bằng xe buýt. Hơn hết, các cô chú tiếp viên rất dễ thương và có thẻ sinh viên thì chỉ cần 2.000 đồng là có thể đi được. Bởi thế, nếu bỏ qua các việc trôm cắp vặt...thì mình nghĩ xe buýt là một phương tiện rất tiện lợi cho sinh viên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #473134   31/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Xe buýt là phương tiện có giá rẻ, phục vụ được nhiều người, nên phần lớn đi xe buýt khá đông đúc, phức tạp và là cơ hội cho các kẻ gian hành nghề. Nhìn mặt bằng chung thì xe buýt rất tiện ích và có lợi cho người đi làm và những sinh viên giúp cho họ có thể tiết kiệm được những khoản không nhỏ và giúp bạn an toàn hơn trong cuộc sống. Không thể phủ nhận lợi ích mà xe buýt mang lại nhưng xe buýt vẫn tồn tại nhiều bất cập nhiều hạn chế nhất là nạn móc túi. Nhà nước cần có những chính sách quản lý, hỗ trợ hiệu quả đối với loại hình phương tiện này.

     
    Báo quản trị |  
  • #473193   01/11/2017

            Hiện nay, quy định về vận tải bằng xe buýt được quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Mặc dù đi xe buýt khó có nhiều khó chịu, nhưng đúng như quy định tại Điều 35 Thông tư này: 
    "3. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
            Nhân viên xe buýt cung cấp thông tin các chuyến rất chi tiết, gặp người lớn tuổi hay mang đồ cồng kềnh thì dìu đỡ, kêu gọi mọi người nhường chỗ, rất là thích thái độ, hành vi này. 
           Tuy nhiên, như chủ thớt chia sẻ, đi xe buýt cũng cần có kinh nghiệm, ví dụ như: 
                - .Khi gần tới điểm dừng của mình phải len ra cửa và nói lớn cho nhân viên biết bạn muốn ghé trạm. Tránh trường hợp xe chạy đi không dừng lại, bạn phải đi ngược lại rất xa.
                - Nên ngoắc xe khi thấy xe từ xa. Để tài xế xe buýt kịp thắng lại đón bạn. 
                - Tài sản có giá trị khi đi buýt không nên bỏ vào túi quần mà bỏ vào ngăn trong cùng của túi. 
                -  Khi đã lên xe, nếu không có chỗ ngồi thì hai địa điểm đứng tốt nhất là phía đầu xe hoặc cuối xe, không nên đứng tại cửa xuống, vì kẻ gian thường đứng ngay tại vị trí xuống để tiện đường bỏ chạy.
    Cập nhật bởi phuonguyen2503 ngày 01/11/2017 02:38:19 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #473220   01/11/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Đúng là nhắc lại vẫn còn thấy ám ảnh, mỗi lần đi học về vừa đúng lúc các trường xung quanh cũng tan tầm thế là được dịp chen lấn một cách khủng khiếp, đến nỗi đôi lúc chỉ đủ bỏ 1 chân xuống sàn còn chân kia bắc lên ghế của người khác, mình thì đã nấm lùn đững gữa đoàn nguời xung quanh không thấy mặt trời đâu chỉ thấy lưng, vai thôi. Hơn nữa mỗi lần dừng trạm hay thắng gấp là một tốp ở giữa do không có chỗ vịn vững chắc thế là lại ngã nhào về trước hoặc về sau. 

     
    Báo quản trị |  
  • #473596   04/11/2017

    Đọc bài viết của bạn thấy nó mới chính xác làm sao, mình thấy cái ám ảnh nhất khi đi xe bus là phải có tiền lẻ và đề phòng móc túi, Có mấy lần mình cầm 20k, 50k sáng sớm đi học leo lên xe bus bị chửi xối xả vô mặt vì đi có 2k mà đưa vậy tiền đâu thối. Rồi khi mà sinh viên đi lên xe đi học đông còn hay bị kẻ gian móc túi nữa, nên lúc nào cũng phải mang balo về phía trước hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #473701   05/11/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đúng là bao nhiêu điểm cần lưu ý khi đi xé buýt đã được chủ thớt nêu đầy đủ hết rồi, chắc hồi xưa kinh nghiệm của chủ thớt phải dồi dào lắm đây. Mình nhớ nhất kỷ niệm đi xe buýt lần đầu từ Bến Thành về Gò Vấp mà ngủ quên xuống tới Q12 tỉnh dậy tưởng bị bán sang Lào rồi hốt hoảng.

    Lần nữa đi xe xong xuống xe thì để luôn điện thoại trên xe, kết quả là phải đi một vòng SG theo bác xe buýt để rước được điện thoại về. Chưa kể thời ấy đi xe buýt luôn gặp 1 anh đẹp trai (sau này điều tra ra là anh khóa trên học cùng trường) đi cùng tuyến từ Gò Vấp ra Q1 nên tự nhiên có động lực để bất chấp trời mưa nắng leo lên xe buýt đúng giờ để được gặp soái ca. Tiếc cái là chẳng có chuyện tình xe buýt nào để ghi vào lịch sử cả.

    Giờ đi làm không còn dùng đến xe buýt nữa, có đi thì cũng hiếm hoi lắm mới đi cơ mà cứ mỗi lần đi qua trạm xe buýt hồi xưa hay đứng đợi cùng đứa bạn là lại nhớ, cảm giác thật thân quen. Nhiều lúc trên đường xe buýt đi qua còn liếc thấy bác tài, anh lơ xe từ hồi mình còn là sinh viên vẫn làm tới giờ mà thấy nhớ cảm giác đi học bằng xe buýt ghê. Đúng là đời sinh viên nếu ai chưa trải qua cảm giác đi khắp SG bằng những chiếc vé tập xe buýt thì chưa thể trọn vẹn được. 

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #474800   15/11/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Ngày trước sợ đi xe buýt vì bị say xe, mãi đến năm cấp 3 phải học xa nhà hơn thì bắt buộc phải đi xe buýt, nghĩ tới cảnh 5 giờ là giờ cao điểm, xe buýt để mình về nhà là loại xe nhỏ chứ không phải loại to nhưng chen chúc chắc gần gấp đôi số lượng người xe có thể chứa. Mình phải đứng nép vào ngay cánh cửa ra vào, mỗi lần xe thắng gấp người này nhào vào người kia thật sự rất khó chịu. Nói chung là bây giờ mình nghĩ tình hình này vẫn tồn tại, chỉ hy vọng có gì đó cải thiện tốt hơn để những bạn phải đi xe buýt không phải chen lấn trên xe vào những giờ cao điểm nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #474816   15/11/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Bài viết của bạn làm mình nhớ thời sinh viên ghê, lúc đó một trong những thứ không thể thiếu là tập vé xe buýt. Nhưng mà mình thấy vẫn còn nhiều xe buýt không thông báo trạm kế tiếp sẽ dừng để người đi chuẩn bị, nhiều khi cứ tới trạm là dừng rồi người cần xuống trạm không hề biết là tới lúc mình phải xuống trạm rồi.

     
    Báo quản trị |