Sinh viên và người lao động ở trọ sẽ bớt khổ?

Chủ đề   RSS   
  • #510163 14/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Sinh viên và người lao động ở trọ sẽ bớt khổ?

    Hôm nay đến ngày đóng tiền nhà trọ tháng trước, thấy giá điện là 3.000 đồng, tự hỏi trong lòng liệu tháng sau tiền điện phòng mình có được giảm theo giá như quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BCT?

    Thông tư 25/2018/TT-BCT đã có một số thay đổi, trong đó thấy rõ nhất sự thay đổi về cách tính giá điện của chủ nhà trọ cho sinh viên và người lao động thuê nhà. Theo đó có hai trường hợp:

    01.Ký hợp đồng thuê nhà >12 tháng và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà hoặc đại diện người thuê nhà trực tiếp ký hợp đồng với Công ty điện lực, khi đó người thuê sẽ được tính giá như mức một người có hộ khẩu tại thành phố và trả theo giá điện của Công ty Điên lực.

    02.Ký hợp đồng <12 tháng thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Tức là khi đó giá điện sẽ là 1.858 đồng/kWh.( Theo Biểu giá bán lẻ điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam).

    Cũng chuyển nhiều chỗ nên mình cũng biết hiện nay hầu hết các chủ nhà trọ đều thu ở mức giá 3.000 đồng/kWh. Có nhiều chỗ còn thu trên đầu người, có thể là 100.000 hoặc 150.000 trên mỗi người, nếu tính ra có thể lên đến 3.500 hoặc 4.000 đồng/kWh. Thông tư này ra đời giá điện sẽ được với con số đáng mơ ước, như là mở ra một cánh cửa cho các bạn sinh viên và người lao động được tiếp cận với nguồn sáng với giá hợp lý nhất.

    Tuy nhiên cũng có nhiều dấu “hỏi chấm” được đặt ra ở đây?

    Thứ nhất, việc chủ nhà trọ không thực hiện theo quy định của Thông tư thì liệu có đủ hết lực lượng chức năng để xử lý các trường hợp vi phạm và cho giá điện quay về đúng quy định của Thông tư hay không? Như trường hợp vệ sinh an toàn thực phẩm chẳng hạn, có rất nhiều quy định của pháp luật để xử lý nhưng hiện nay thực phẩm bẩn vẫn tràn ngập thành phố nơi chúng ta sống.

    Thứ hai, giả sử sinh viên muốn báo cho cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của chủ nhà trọ thì báo cho ai và người nhận được thông tin đó thì có quyền xử lý luôn hay không, hay lại đợi báo lên trên nữa và sau đó mới có một lực lượng khác đi rà soát và xử lý?

    Thứ ba, là giả sử như các chủ nhà trọ nghiêm túc thực hiện thu đúng giá thì họ có dùng biện pháp khác để tăng tiền trọ bù lại khoảng thu hao hụt so với trước kia hay không?

    Và cái kết là liệu cuộc đời của sinh viên và người ở trọ có bớt khổ hay không?

     
    864 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận