Tuổi trẻ của chúng ta ai cũng tồn tại trong mình một cái tôi. Đặc biệt là đối với sinh viên Luật thì cái tôi ấy càng thể hiện một cách rỏ rệt. Mỗi người sẽ có cách riêng của mình để thể hiện cái tôi và mang một dấu ấn riêng của người đó trong mắt người khác.
Người học Luật ai cũng muốn lời nói mình nói ra có trọng lượng, là điều đúng đắng , được mọi người tôn trọng và tán thành. Mình cũng đã từng nghe rất nhiều người nói đại ý như thế này “những người học Luật là những người có lòng tự tôn và cái tôi cao lắm”. Điều này không sai, chúng tôi học Luật, ngành học rất đặc trưng, đòi hỏi sự hiểu biết rộng về nhiều vấn đề trong xã hội và cái tôi chính là hành trang , là cái tạo nên hình ảnh của chúng tôi trong việc hành nghề Luật trong tương lai.
Tuy nhiên, để cái tôi tạo nên một hình ảnh toả sáng của một sinh viên Luật, một người hành nghề Luật thì bạn hãy thể hiện cái tôi của mình một cách khéo léo và điều khiển được nó một cách chủ động.
Chúng ta có thể hiểu, cái tôi là cái tạo nên nét riêng của mỗi con người. Đừng theo cách hiểu này mà để thể hiện cái tôi bằng cách làm khác biệt hơn so với mọi người. Tác giả xin đưa ra một số chia sẽ về cách thể hiện cái tôi một cách khéo léo đối với một sinh viên Luật.
1. Thể hiện cái tôi qua hình thức bên ngoài
Cách ăn mặc hay những hình thức thể hiện bên ngoài của con người khá quan trọng, vì nó là hình ảnh đầu tiên người khác có thể nhìn thấy và đánh giá một cách sơ bộ về con người chúng ta. Vì thế, cái tôi được thể hiện đầu tiên là ở đây. Mỗi người có một cách thể hiện hình ảnh bên ngoài khác nhau, có những người chọn cho mình một cách ăn mặc giản dị, thoải mái, có những người lại chọn cho mình một phong cách ăn mặc cá tính, cầu kỳ... Những cách thể hiện ấy không sai, vì đó là cá nhân của các bạn. Tuy nhiên, trong từng trường hợp chúng ta phải biết thể hiện hình thức bên ngoài của mình một cách phù hợp nhưng vẫn mang nét riêng của mình. Chẳng hạn bạn có một buồi báo cáo khoá luận tốt nghiệp thì hình thức thể hiện của bạn là trang phục, đầu tóc hay slide trình chiếu... Một bài báo cáo của một sinh viên Luật về một chủ đề pháp lý không thể nào chúng ta mặc một chiếc váy xoè với màu sắc yêu thích và làm nên nét riêng của chúng ta là màu vàng hay slide chỉ đơn thuần là chữ đen và phông nền trắng. Như vậy, về hình thức là chúng ta bị đánh giá không phù hợp, nếu bạn khéo léo hơn khi mặc một chiếc áo sơ mi trắng, với chiếc nơ màu vàng và một chiếc váy công sở đen cùng với đó là một slide được đầu tư về màu sắc và hình ảnh yêu thích của bạn để thể hiện nội dung bài báo cáo thì chắc chắn rằng bài báo cáo của bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
2. Thể hiện cái tôi qua lời nói, giao tiếp
Đây là điều quan trọng nhất đối với một sinh viên Luật của chúng ta và chúng ta phải rèn luyện hằng ngày ngay từ bây giờ. Bởi cách giao tiếp và lời nói làm nên sự thành công của một người học Luật. Sự thành công của một người học Luật được quyết định bởi nhiều yếu tố và một trong số đó là tư duy ngôn từ. Nó tạo nên đẳng cấp và sự toả sáng của một người học Luật. Vậy làm thế nào để thể hiện cái tôi thông qua tư duy ngôn từ đó một cách hiệu quả? Người xưa thường có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đúng như thế, trước khi chúng ta muốn nói một điều gì thì chúng ta phải suy nghĩ trước đó, đối với người học Luật thì khi chúng ta nói ra thì chúng ta phải suy nghĩ về tính đúng đắng và phù hợp của những điều mà mình sắp nói. Đừng suy nghĩ vội vàng và nói ra những điều không đúng và không phù hợp.
Trong một cuộc tranh luận, bạn hãy thể hiện mình là một người điềm tĩnh, nói năng từ tốn và suy nghĩ kỹ trước khi nói. Đặc biệt, khi chúng ta dùng từ thì chúng ta dùng từ phải chính xác. Khi tranh luận chúng ta phải lắng nghe những gì người khác nói, lắng nghe chính bản thân mình, đừng vội vàng và thể hiện cái tôi của mình quá giới hạn dẫn đến không kiểm soát được. Sự điềm tĩnh, thể hiện cái tôi một cách có kiểm soát và phù hợp sẽ làm đối phương cảm thấy lúng túng và chún ta đã nắm trong tay phần thắng. Còn ngược lại, bạn sẽ bị người khác đánh giá là nóng tính, thể hiện cái tôi quá cao và không tôn trọng người khác, lúc ấy bạn sẽ mất dần hình ảnh của mình. Hãy nhớ rằng, trong mọi cuộc tranh luận sự lớn tiếng hay gây “bão” trong lời nói sẽ không làm đối phương cảm thấy sợ hãi và chịu thua bạn, mà ngược lại họ càng không đánh giá cao bạn và tin tưởng hơn vào chính bản thân họ. Mội ví dụ điển hình là vụ việc tranh luận liên quan đến chương trình 60 phút Mở với chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?, các bạn có thể thấy đứng trước nhiều quan điểm mang tính công kích mình như thế, nhưng MC Phan Anh vẫn bình tình, nói nhẹ nhàng và đưa ra những quan điểm vô cùng sắc bén của bản thân mình. Hàng triệu khán giả xem chương trình chắc chắn sẽ đồng tình với cách thể hiện quan điểm của MC Phan Anh đưa ra và phản bác lại những quan điểm tấn công Phan Anh. Là một người học Luật chúng ta rất cần như thế, đứng trước toà, trước những quan điểm tấn công thân chủ của mình, với vai trò là Luật sư bạn phải bình tĩnh và đưa ra những quan điểm, lời nói sắc bén và đúng đắng để bảo vệ thân chủ mình. Đừng thể hiện sự nóng giận và đưa ra những lời nói mang tính trả đũa không phù hợp thì lúc ấy vai trò Luật sư của bạn sẽ không được đánh giá cao.
Trong giao tiếp, lời nói điềm tĩnh, đúng đắng sẽ tạo nên cảm giác dễ chịu từ người đối diện và tạo nên niềm tin của họ vào lời nói của mình. Tôi có từng nghe một người thầy nói rằng “Nghề luật là nghề kiếm tiền dựa vào lòng tin của người khác” Nếu như chúng ta nói mà người khác không tin thì chúng ta không thể hành nghề Luật được. Ngồi đối diện khách hàng mà chúng ta thể hiện một sự nao núng, lúng túng trong lời nói sẽ tạo cho khách hàng cảm giác bất an và không tin tưởng vào lời nói của bạn. Vì chính bạn lúc này cũng thể hiện sự không tin tưởng vào lời nói của chính mình.
Là một người học Luật chúng ta cần phải khéo léo trong cách thể hiện cái tôi của bạn thân mình, vừa phù hợp nhưng vừa mang nét đặt trưng riêng của bản thân chúng ta. Về sau này, cái tôi sẽ tạo nên hình ảnh, niềm tin, sự uy nghiệm, sự toả sáng và thành công trong nghề nghiệp
Tôi xin kết thúc chia sẻ bằng một câu nói của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Suốt cuộc đời mình, tôi học được rằng: Để khẳng định cái tôi của chính mình không cần phải hạ thấp người khác mà phải đề cao những người xung quanh”.