Một sinh viên khối ngành Kỹ thuật mới học xong môn Pháp luật đại cương đã chất vấn Đại biểu Quốc hội trong một lần Đại biểu về thăm trường.
- SV: Thưa Đại biểu! Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào?
- ĐBQH: Căn cứ điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản.
- SV: Thưa Đại biểu! Vậy Hiến pháp có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
- ĐBQH: (Mỉm cười) Tất nhiên là phải rồi cháu à!
- SV: Thưa Đại biểu! Nước ta đã trải qua bao nhiêu bản Hiến pháp?
- ĐBQH: 5 bản cháu à! Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
- SV: Vậy Đại biểu có thể cho cháu biết ngày hiệu lực của từng bản Hiến pháp đó được không?
- ĐBQH: Đơn giản cháu à!
+ Hiến pháp 1946 có hiệu lực ngày 24/11/1946
+ Hiến pháp 1959 có hiệu lực ngày 01/01/1960
+ Hiến pháp 1980 có hiệu lực ngày 19/12/1980
+ Hiến pháp 1992 có hiệu lực ngày 18/04/1992
+ Hiến pháp 2013 có hiệu lực ngày 01/01/2014
- SV: Thưa Đại biểu! Cháu đã xem qua 5 bản Hiến pháp trên nhưng trong nội dung của các bản Hiến pháp này đều không quy định ngày hiệu lực của nó, riêng Hiến pháp 2013 thì có Nghị quyết 64 quy định ngày hiệu lực của Hiến pháp 2013. Vậy có phải đây là sai sót của nhà lập pháp hay không?
- ĐBQH: Tất nhiên không phải sai sót trong việc lập pháp rồi.
- SV: Vậy là tại sao? Đại biểu có thể lý giải được không ạ?
- ĐBQH: Vấn đề này tương đối dài dòng, chú sẽ giải thích bằng văn bản sau.
P/s: Câu chuyện được hư cấu bằng nhân vật Sinh viên khối ngành Kỹ thuật mới học xong môn Pháp luật đại cương chỉ hỏi về những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng đã lộ ra cái lỗi cố hữu trong chuyện lập pháp của nước nhà.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 03/04/2014 09:09:34 SA