Sinh viên bị ngộ độc rượu ngay tại nhà hàng đang làm việc

Chủ đề   RSS   
  • #589396 08/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2153)
    Số điểm: 75129
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Sinh viên bị ngộ độc rượu ngay tại nhà hàng đang làm việc

    Tối ngày 04/8/2022, nhóm 8 sinh viên sau khi uống rượu không rõ nguồn gốc tại một nhà hàng thuộc phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, 2 người đã tử vong, 6 người nguy kịch, ban đầu được cho là ngộ độc methanol.

    Cồn methanol là hóa chất, chỉ dùng trong công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi... Tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể, được sản xuất từ gỗ lên men, giá rẻ và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol. 

    Ngộ độc rượu từ Ethanol thường nhẹ hơn, chỉ có các triệu chứng như say rượu nhưng ngộ độc rượu do Methanol thì thường nặng hơn do bị pha cồn công nghiệp vào đồ uống.

    Methanol khi uống vào trong máu có thể chuyển sang dạng chất gây độc, tác động đến rất nhiều cơ quan. Chất này có thể tác động gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp cấp, suy tim, tụt huyết áp, sốc nặng, suy thận cấp, mù mắt... dễ dẫn đến tử vong.

    ngo-doc-methanol

    Được biết, tối ngày 04/8/2022, nhóm 8 sinh viên sau khi uống rượu, trừ 1 trường hợp tử vong tại phòng trọ. 7 người còn lại bị đau bụng, chóng mặt, nôn ói, uống thuốc nhưng không hết. Họ sau đó có triệu chứng co giật, lơ mơ, hôn mê, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán là ngộ độc methnol.

    Chủ nhà hàng có phải chịu trách nhiệm?

    Theo chủ nhà hàng khẳng định thực phẩm các nạn nhân sử dụng tại buổi nhậu mua từ bên ngoài, không phải của quán. Riêng bình 5 lít ghi chữ "rượu" nhân viên lấy từ trong kho bảo quản thực phẩm của nhà hàng.

    Nguồn gốc bình rượu này là được một nhân viên cũ của quán trong khi đi mua nước suối được giao 5 bình nước loại bình 5 lít.

    Tuy nhiên, khi nhà hàng mở ra kinh doanh thì phát hiện 1 bình nước nghi là rượu nên được quản lý ghi lên bình chữ "rượu" rồi cất vào trong kho từ tháng 05/2022 cho đến khi nhóm nhân viên lấy ra để uống. 

    Vậy nhà hàng nơi nhóm 8 sinh viên uống rượu có phải chịu trách nhiệm?

    Xét thấy, ‘rượu” trong cuộc nhậu của nhóm sinh viên không phải thực phẩm do nhà hàng kinh doanh.

    Đồng thời việc tự lấy bình ghi chữ “rượu” để uống của nhóm 8 sinh viên này không biết đã được sự đồng ý từ nhà hàng hay chưa hoặc tự lấy uống? Do trong số nhóm 8 sinh viên thì có những người là nhân viên của nhà hàng.

    Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiếp tục làm việc với chủ nhà hàng, đồng thời truy tìm nam nhân viên cũ liên quan đến bình rượu nghi 8 người trên uống bị ngộ độc

    Trường hợp này có được tính là tai nạn lao động hay không?

    Theo khoản 8 điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Trong nhóm sinh viên đó có 6 người là nhân viên của nhà hàng, họ nhậu trong khoảng thời gian còn ở nhà hàng và sau cuộc nhậu họ còn ở lại dọn dẹp nhà hàng rồi mới về.

    Nếu trong trường hợp những nhân viên này đáp ứng đủ điều kiện sau theo Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động, trừ trường hợp nội quy nhà hàng không cho phép uống rượu, bia trong giờ làm việc:

    Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động trong các trường hợp sau:

    - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    Người bán rượu chịu trách nhiệm gì?

    Việc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất rượu giả có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định.

    Việc pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác đó là hành vi làm giả căn cứ những trường hợp theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020 quy định về hàng giả.

    Theo đó, hành vi pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác có thể bị xử lý nặng.

    Người vi phạm có thể bị xử lý về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi tại Điểm a Khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đối với khung hình phạt cao nhất đối với với tội danh này là tù chung thân.

    Trường hợp pháp nhân phạm tội thì mức phạt cao nhất đến 18 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh.

    Trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020.

    Ngoài ra, người vi phạm sử dụng hóa chất hoặc vi phạm trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến thì con bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018.

     
    396 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589552   11/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Sinh viên bị ngộ độc rượu ngay tại nhà hàng đang làm việc

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả đã cung cấp,

    Hiện này việc các bạn trẻ uống rượu không rõ nguồn gốc, ngoài ra còn pha chế thêm rất nhiều loại nước ngọt, thức uống có cồn, men vi sinh như các hướng dẫn trên mạng xã hội. Điều này thật sự rất nguy hiểm khi ta không thể nào biết được, các chất ấy khi trộn lẫn lại với nhau có thể sẽ phản hóa học và gây ra ngộ độc hay không, chính vì vậy, khi sử dụng các loại thức uống có cồn, cần sử dụng một cách chọn lọc các đồ uống có rõ nguồn gốc xuất xứ, không pha trộn lại với nhau để tránh các trường hợp đáng tiếc như trên.

     
    Báo quản trị |