1/ Shisha là gì?
Shisha hay còn gọi là thuốc lào Ả rập, với thành phần chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương các loại trí cây như nho, cam, táo, dâu…Shisha được hút thông qua chiếc bình lọc giống như điếu bình. Thuốc Shisha có rất nhiều loại. Shisha hiện rất thịnh hành với giới trẻ, vì theo họ, hút Shisha không gây độc hại mà nó còn cho cảm giác rất dễ chịu, hiện Shisha được sử dụng nhiều trong các quán bar, vũ trường.
2/ Vì sao shisha nên bị cấm?
- Tác hại đến sức khỏe: Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng shisha không gây hại vì thành phần thuốc chủ yếu là thảo dược và không có nicotine. Nhưng thực tế, một bình Shisha như vậy thời gian ít nhất là 40 phút, như vậy, số lần hít vào sẽ là từ 50 – 200 lần, lượng khói đưa vào cơ thể sẽ gấp từ 100 – 200 lần so với hút 1 điếu thuốc lá, đó là lượng khói rất khủng khiếp. Lượng khói này tương đương 0,15 – 0,5 lít khói. Đặc biệt, lượng nicotine vào trong cơ thể do hút Shisha còn cao hơn thuốc lá đến 75%. Như vậy, không những lượng nicotine có mà còn đưa vào phổi nhiều hơn cả khi hút thuốc lá. Hút Shisha cũng có tác hại không kém gì thuốc lá.
- Tác hại đến kinh tế: Bình shisha cho một lần hút có giá trung bình từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng, thậm chí, đối với một bình shisha “xịn” sẽ có giá trên 200.000 đồng. Nếu tính rằng một bình chia cho nhóm 5 người thì chả đáng là bao. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, shisha cũng gây nghiện. Người nghiện có thể hút riêng một bình, trung bình một tháng sẽ tốn từ 3 triệu trở lên. Hoặc sang hơn, một số bạn trẻ mua dụng cụ về hút với giá từ 650.000 đồng đến 5,5 triệu đồng cho bình shisha, 130.000 đồng đến 250.000 đồng/100g hương shisha.
- Tác hại đến lối sống của giới trẻ: Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng hút shisha là thể hiện đẳng cấp, là sang chảnh. Những bạn trẻ rủ rê nhau hút, không hút bị chê là kém sành điệu, “gà mờ”. Không chỉ vậy, một số nơi còn pha thêm rượu và ma túy nhẹ vào để tạo cảm giác mạnh, khiến cho người hút dễ nghiện và mất kiểm soát.
Từ những tác hại trên, khi các đối tượng sử dụng đã nghiện thì việc cần được đáp ứng cơn nghiện, thèm thuốc sẽ thúc dụng họ vi phạm pháp luật, kéo theo các liên đới liên quan tới các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, …Đặc biệt, đối tượng chúng nhắm tới là thanh thiếu niên, nhóm đối tượng này vẫn là học sinh, sinh viên, những người chưa có công ăn việc làm.
Thiết nghĩ, các nhà làm Luật nên đưa shisha vào mặt hàng cấm và có chế tài nghiêm khắc cho những hành vi mua bán, tàng trữ và sử dụng.