Sẽ sáp nhập Sở Tài chính với Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng với Sở GTVT

Chủ đề   RSS   
  • #450126 22/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Sẽ sáp nhập Sở Tài chính với Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng với Sở GTVT

    Đây là những nội dung đặc biệt cần lưu ý trong bản dự thảo Nghị định Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Nội vụ trình Chính phủ.

    Theo đó, Dự thảo lần này sẽ đề xuất hợp nhất, cơ cấu lại một số cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh bao gồm như sau:

     

    1. Sáp nhập sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính đồng thời sắp xếp lại, hợp nhất các tổ chức bên trong của 02 sở có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, bảo đảm tinh gọn, theo đó, sắp xếp số lượng cấp phó của tổ chức bên trong sở.

    Cơ cấu tổ chức của Sở được quy định như sau: rút gọn 03 tổ chức, theo hướng hợp nhất các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tương ứng, cụ thể:

    - Phòng Tài chính đầu tư (Sở TC) với Phòng Tổng hợp, Quy hoạch (Sở KHĐT);

    - Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp (Sở TC) với Phòng Khoa giao, văn xã (Sở KHĐT);

    - Phòng Tài chính doanh nghiệp (Sở TC) với Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (Sở KHĐT). Theo đó, cơ cấu tổ chức của sở, gồm:

    + Văn phòng, Thanh tra và không quá 10 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

    + Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thêm 01 phòng để quản lý riêng về công sản và thành lập 01 chi cục thay cho 01 phòng chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp.

     

    2. Sáp nhập Sở Xây dựng với Sở Giao thông vận tải (và Sở Quy hoạch và Kiến trúc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị

    Cơ cấu tổ chức gồm: Văn phòng, Thanh tra và không quá 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (trên cơ sở tổ chức lại 12 phòng chuyên môn, nhiệm vụ hiện có của các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).

     

    3. Cơ cấu tổ chức Sở Du lịch: Tách từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

    Cơ cấu của Sở bao gồm: Văn phòng, Thanh tra và không quá 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

    Ngoài ra, dự thảo Nghị định của Bộ Nội vụ còn đề nghị sửa đổi những quy định khác liên quan đến hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

     

    Đây là chữ ký

     
    64035 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (17/04/2018) Thanh241994 (25/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456907   10/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đã tồn tại rất nhiều trường hợp mà 1 vấn đề do nhiều cơ quan quản lý, gây dư thừa nhân lực lãng phí, gắng nặng biên chế nhà nước nên việc gộp các sở lại là rất hợp lý. Theo đây luôn thì mình đang nghĩ đến việc gộp "Bộ thông tin và truyền thông" với "Bộ văn hóa, thể thao và du lịch" lại với nhau!

     
    Báo quản trị |  
  • #456917   10/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Mình lại không nghĩ đây là một ý kiến hay, vì mỗi cơ quan đều có một chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau, nên phân chia quản lý một cách rõ ràng chặt chẽ hơn, hạn chế sự quản lý chồng chéo giữa các cơ quan chứ không nên gộp hết tất cả lại với nhau như thế

     

     

     

     

     

     

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #456919   10/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình cũng không ủng hộ phương án này, vấn đề quan trọng là năng suất lao động của từng cán bộ, công chức và phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cơ quan. Việc chia tách, sáp nhập chỉ có ý nghĩa khi sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ được giải quyết; đội ngũ cán bộ, công chức thực sự làm việc chủ động và hiệu quả.

     
    Báo quản trị |  
  • #456936   11/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Theo mình thấy việc sáp nhập sở Xây dựng với Sở Giao thông vận tải thành Sở Giao thông xây dựng và phát triển đô thị khá hợp lý bởi nếu vậy thì giữa hai khâu xây dựng và giao thông vận tải vốn dĩ có mối liên quan mật thiết với nhau nay đươc quy về một mối thống nhất thì sẽ đỡ chồng chéo, mâu thuẫn. Còn sáp nhập sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính nghe có vẻ không được hợp lý cho lắm.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #456995   11/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Bây giờ bộ máy hành chính ở các thành phố lớn đều đang quá tải. Liệu sáp nhập có đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không nếu bộ máy ấy vẫn được vận hành bởi những con người cũ. Câu hỏi tiếp theo: liệu có "thay máu" biên chế khi sáp nhập không? Khẳng định là không, họa chăng nếu có thì cũng chỉ là những "tép riu", còn "bộ sậu" thì vẫn được giữ nguyên cho mà xem. Vậy thì bình mới, nhưng rượu cũ để làm gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #457036   12/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Hạn chế tối thiểu sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước được thì quá tốt rồi, nhưng quan trọng là có biên chế để đào thải những cán bộ không cần thiết ra khỏi bộ máy để tránh tình trạng COCC hay không? Nhìn chung, những bộ phận nào có cùng chức năng hoặc có chức năng tương tự và có thể đảm nhận công việc của nhau thì cứ nên gộp lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #457095   12/06/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Đang chờ ban hành!nghe nói đã góp ý dự thảo lần thứ 5 rồi!Sao lâu quá không thấy ban hành nhỉ?cho 2 sở ở chung cho dui!!!Khoái!!!vote cho ẻm nó ban hành nhanh nhanh

     
    Báo quản trị |  
  • #457633   15/06/2017

    Đúng thật đây là một hướng đổi mới tiến bộ, giảm bớt bộ máy cồng kềnh, vì nhiều vấn đề cũng tương tự nhau mà phải do nhiều cơ quan quản lý khác nhau, chưa kễ chuyện mỗi cơ quan cách làm việc và quản lý khác nhau, ng dân lại thêm cực vì không biết ai sẽ giải quyết vấn đề nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #462394   25/07/2017

    khong biết khi nào mới ban hành 

     
    Báo quản trị |  
  • #462429   25/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ việc sát nhập như vậy cũng không đem lại hiệu quả gì mấy, bởi năng suất, hiệu quả của các cơ quan là do sự yếu kém chuyên môn, cũng như công tác tổ chức, gộp lại như vậy cũng đã chắc gì nâng cao thêm được gì mà thấy càng thêm rắc rối,phức tạp.

     
    Báo quản trị |  
  • #462434   25/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    theo mình trong 3 phương án trên thì chỉ có phương án thứ hai: sáp nhập sở xây dưng và sở giao thông vào làm một là hợp lý.

    Còn phương án thứ nhất, hoàn toàn  không hợp lý 1 chút nào. Vì rõ ràng, 2 sở này có 2 hoạt động và chức năng, nhiệm vụ tách biệt nhau. Nên cứ để như vậy, hợp lý hơn

    Còn phương án thứ ba, minh  nghĩ là không cần thiết vì các mảng này luôn song song nhau và bổ trợ cho nhau. Nên khi tách biệt thì cũng sẽ có nhiều vấn đề phức tạp khác nảy sinh

     
    Báo quản trị |  
  • #462554   26/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình thấy việc sát nhập các sở ban ngành quản lý có liên quan với nhau là hợp lý,  bởi nếu gộp lại việc   quản lý cũng sẽ dễ dàng và tiện quản lý hơn. Chủ trương của Nhà nước ta là xây dựng một Nhà nước kiến tạo, liêm chính, hành động, vì dân. Muốn vậy, một trong những yếu tố đầu tiên là cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, tạo điều kiện cho điều hành thông suốt trên cơ sở phân công, phân cấp và trách nhiệm giải trình rõ ràng. 

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 27/07/2017 07:40:34 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #462667   27/07/2017

    Mình nghĩ hiện nay công việc trên các sở đang quá tải, nếu gộp lại thì sẽ không biết sẽ có lợi về mặt nào, nhưng cần tính toán kỹ lưỡng nó sẽ ảnh hướng các bên.

    Phân chia như cũ có lẽ hợp lý hơn, quản lý đúng chuyên ngành hơn có lẽ giai quyết công việc sẽ nhnah hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #489788   17/04/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    TPHCM và Hà Nội sẽ có thêm Sở Quy họach Kiến trúc

    Cụ thể, Sở Quy họach Kiến trúc sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về quy họach xây dựng, quy họach kiến trúc.

    Đồng thời, các Sở khác tại các tỉnh có thể hợp nhất như sau:

    - Sở Kế họach Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Tài chính – Kế họach

    - Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Sở Xây dựng

    - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Công thương thành Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại

    - Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao

    - Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Giáo dục và Đào tạo thành Sở Giáo dục và Khoa học, Công nghệ

    Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và Tờ trình Dự thảo tại file đính kèm.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #489898   18/04/2018

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Các sở khác hợp nhất theo thí điểm, theo mình thì cũng như các sở khác nên hợp nhất vì chức năng tham mưu giống nhau!Tuy nhiên, về lĩnh vực thi đua - khen thưởng, dân tộc, tôn giáo, ngoại vụ nên đưa về Văn phòng UBND tỉnh hay Văn phòng chính quyền địa phương là đúng nhất!

    Còn các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì sao?nên hợp nhất hoặc sáp nhập theo các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh để đồng bộ theo lĩnh vực tham mưu cho UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện

     
    Báo quản trị |