Sẽ có chế tài cụ thể cho bác sĩ, y tá nhận phong bì

Chủ đề   RSS   
  • #256214 19/04/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Sẽ có chế tài cụ thể cho bác sĩ, y tá nhận phong bì

    (TVPL) - Bộ y tế sẽ ban hành thông tư để xử lý hành vi nhận phong bì của cán bộ ngành y. Đó là nội dung trong nổi bật trong phần trả lời của bà Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) ngày 18/4 vừa qua.

     

    Tại phiên họp UBTVQH ngày 18/4, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng Bộ y tế đã trả lời chất vấn Ủy ban các vấn đề xã hội  về nhiều vấn đề quan trọng được các đại biểu quốc hội nêu lên.

    Nội dung nổi bật trong phần chất vấn là về y đức. Các đại biểu quốc hội đã nói lên những bức xúc về tình trạng thầy thuốc nhận phong bì “lót tay” của người dân. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu giải pháp lắp đặt các camera ở bệnh viện và đưa hành vi nhận phong bì vào thông tư hướng dẫn để có chế tài thích đáng.

    Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sẽ phối hợp với Bộ nội vụ để áp dụng các biện pháp tài chính và hành chính như đánh vào chế độ lương và bác biện pháp xử phạt hành chính với hành vi nhận phong bì của bác sỹ, y sĩ, y tá.

    Tuy nhiên, bộ trưởng  cho rằng đây không phải là vấn đề một sớm một chiều và bà kêu gọi tự trọng  trong nội bộ ngành.

    Trong phần trả lời Ủy ban các vấn đề xã hội của bà còn có một số nội dung đáng chú ý khác như xử lý sai phạm của các phòng khám nước ngoài và quản lý giá thuốc trong nước.

    Trong thời gian vừa qua nhiều Phòng khám tư nhân nước ngoài có những sai phạm như: hành nghề không phép, nâng giá dịch vụ, bán thuốc không rõ nguồn gốc và thành phần, quảng cáo không đúng.

    Bà Tiến cho biết đã có chỉ thị đến các Sở y tế địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra ở các Sở y tế địa phương còn thiếu và yếu. Bà Tiến cho biết có sở chỉ có 5 thanh tra nhưng phải quản lý ở nhiều mảng nên việc xử lý sai phạm không triệt để.

    Về vấn đề giá thuốc, các khảo sát cho biết giá thuốc ở Việt Nam ở mức thấp so với các nước và không tăng đột biến trong năm ngoái, tuy nhiên, giá ở từng địa phương lại chênh lệch đáng kể. Sở dĩ như vậy là do các địa phương tự tổ chức đấu thầu giá thuốc và điều này đã dẫn đến tình trạng “loạn giá thuốc”.

    Để giải quyết tình trạng này, bà Tiến cho biết đã đề xuất tổ chức đấu thầu giá thuốc quốc gia nhưng đề án này vẫn đang chờ Chính phủ duyệt.

     

    Linh Nguyên

     

    Nguồn:http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/4517/se-co-che-tai-cu-the-cho-bac-si-y-ta-nhan-phong-bi

     

    Cập nhật bởi themiracle ngày 19/04/2013 02:20:21 CH CT

    the uncertainty

     
    7995 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    admin (23/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #256493   20/04/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào mọi người, 

    Vấn đề bác sĩ nhận phong bì theo mình là một vấn đề phức tạp.

    Theo mình, có 3 nguyên nhân:

    - Thứ nhất, tiền lương trả cho đội ngũ y bác sĩ là quá thấp so với năng lực, trách nhiệm và áp lực công việc của họ. Một nghịch lý mà chúng ta thấy là các trường y thường tuyển những sinh viên ưu tú nhất, chi phí học tập đến 6 - 7 năm với học phí cao nhưng khi họ ra trường lại là người có mức lương khá thấp.

    - Thứ hai, ý thức đạo đức của con người trong xã hội nói chung là có vấn đề, vấn đề ý thức đạo đức của đội ngũ thầy thuốc cũng không ngoại lệ. Lòng tự trọng, lương tâm, trách nhiệm là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người trong số họ. Có lẽ nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục vấn đề y đức cho đội ngũ y bác sĩ.

    - Thứ ba, chế tài chưa nghiêm  và cơ chế xử lý vi phạm chưa quyết liệt.

    Trong ba nguyên nhân nói trên, theo tôi, nguyên nhân thứ 1 và thứ 2 là quan trọng nhất ở nước ta hiện nay. Phải đảm bảo cho đội ngũ y bác sĩ có mức lương tương xứng với trình độ, năng lực, trách nhiệm và áp lực công việc của họ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế nên có biện pháp gì đó để giáo dục, tăng cường y đức cho đội ngũ y bác sĩ này. Phải khuyến khích tinh thần tự trọng, yêu thương con người và tinh thần trách nhiệm của họ đối với bệnh nhân.

    Theo tôi nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân thứ yếu. Vì nếu chưa giải quyết được 2 nguyên nhân đầu, thì việc quy định chế tài hay xử phạt đều không mấy hiệu quả. Đôi khi ban hành ra luật rồi lại để đấy chẳng ai thực hiện. Tôi thấy Bộ trưởng Bộ Y tế nói rằng sẽ lắp Camera giám sát ở bệnh viện. Theo tôi, việc này chẳng cải thiện được bao nhiêu tình trạng trên. Vì nếu muốn bỏ phong bì cho bác sĩ, tôi thấy người ta phải đến tận nhà bác sĩ cơ. Tôi đã từng chứng kiến người ta đến tận nhà bác sĩ, đưa hàng chục triệu đồng chỉ để xin bác sĩ một toa thuốc mà đáng lẽ ra bác sĩ có thể kê ở bệnh viện. Ở bệnh viện thì cùng lắm người ta chỉ quà cáp hoặc bỏ phong bì cho các y tá với số lượng không đáng kể mà thôi. Lắp camera giám sát ở bệnh viện không khéo lại tốn thêm một mớ tiền nhưng lại không giảm được bao nhiêu tình trạng nhận phong bì cả.

    Vài ý kiến trao đổi với cả nhà. Thân mến!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    themiracle (20/04/2013) boyluat (22/04/2013) admin (23/04/2013) SAdmin (22/04/2013)
  • #256591   21/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    @chị Vân:Em từng đọc  1 cuốn sách bàn về quan niệm đạo đức. Trong đó có ý đại khái thế này " sự điều chỉnh hành vi của cá nhân chỉ để phù hợp với khuôn khổ các chuẩn mực xã hội ko phải là đạo đức thực sự". Ý của đoạn đó nói về một thứ thực sự là đạo đức chứ ko phải chấn chỉnh "đạo đức" bằng hành vi phạt tiền.

    @all: Mình đang cần tìm lại nguyên văn trích đoạn đó,bạn nào từng đọc cuốn sách nào có ý như tren thì comment hộ tên sách cho mình với . thank

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    boyluat (22/04/2013)
  • #256835   22/04/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @chị Vân: Bố mẹ e đều làm bác sỹ, họ hàng nhà e làm nghề y cũng kha khá, nhưng e không chọn nghề y mà chọn luật.

    Như bố em thường nói nghề y là cái nghề làm thật ăn giả, tiền thì bèo bọt, trách nhiệm thì cao, suốt ngày trực đêm trực hôm, người ít việc nhiều, vất vả lại căng thẳng.

    Chữa bệnh cho người dân thì chữa cho 10 thằng thì 9 thằng nó quay đít đi mà ko thèm cảm ơn 1 câu.

    Chẳng may tai nạn nghề nghiệp (tất nhiên không nói những trường hợp người bệnh chết do trình độ của bác sỹ) thì lại bị khiển trách ở cơ quan, xong lại còn có nguy cơ bị người nhà bệnh nhân kiện ra tòa.

    Bố mẹ em thì toàn chữa bệnh miễn phí thôi, chả mấy khi nhận phong bì của người dân. Có nhận quà thì cũng toàn quà bánh, hay tết nhất bệnh nhân đến chơi cho con gà cân gạo. Vì đơn giản là người nghèo mới lắm bệnh tật, chứ người giầu thì có mấy ai bị bệnh.

    Nói đến cũng phải xem lại đạo đức của người VN hiện nay, khi mình không tôn trọng bác sỹ thì tại sao lại cứ phải yêu cầu bác sỹ có đạo đức lại với mình chứ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    themiracle (22/04/2013) admin (23/04/2013)
  • #256845   22/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Thiệt là...

    Nghề y, không ít người có lương tâm, có đạo đức đâu; chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi.

    Nói thiệt tui quan niệm rất khắt khe về đạo đức bản thân, nhưng không ít lần vào bệnh viện, thấy thái độ của một số con sâu trong đó, có muốn đạo đức cũng không đạo đức nổi.

    Nghề y, nghề giáo ngày xưa nó cao quý, giờ nó vẫn cao quý, nhưng không ít người xem đồng tiền cao quý hơn.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    themiracle (22/04/2013)
  • #256940   23/04/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Lại bàn về đạo đức,

    Nếu cuộc sống đầy đủ thì hẳn mọi người hành xử một cách có đạo đức

    Nếu mọi người đều hành xử một cách có đạo đức thì đã chẳng cần pháp luật 

    Nếu mọi người đều tôn trọng pháp luật thì đã chẳng cần biện pháp chế tài

    Cuộc sống thế nào được gọi là đầy đủ? Cái này lại do đánh giá của mỗi cá nhân Điều này dẫn đến sự khác biệt tất yếu.

    Vậy vẫn cần phải có biện pháp chế tài để hạn chế các bác sỹ cho rằng mình không có "cuộc sống đầy đủ"

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    themiracle (23/04/2013)