>>> 7 điều người tiêu dùng cần lưu ý qua vụ Tân Hiệp Phát
Nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và bản thân người tiêu dùng đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh mới… Thủ tướng Chính phủ hoàn tất Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia về đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.
Trong đó, sẽ chi khoảng 400 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động sau:
1. Xây dựng kế họach tổ chức ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cụ thể thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, diễn đàn, tờ rơi…
3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Xây dựng bộ tài liệu, công cụ, phương tiện đào tạo các nhóm đối tượng khác nhau.
- Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn ngắn, trung và dài hạn cho cán bộ, người thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Xây dựng giáo trình và giảng dạy về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh các cấp.
4. Xây dựng hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc
5. Thành lập các tổ chức hòa giải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thành lập các tổ này tại các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hoàn thiện tư cách pháp lý, kiện toàn tổ chức, bổ sung nhân lực và trang thiết bị nâng cao hiệu quả công tác hòa giải của các cơ quan, tổ chức.
6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm phẩm hàng hóa tiêu dùng.
- Trang bị một số công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi tiêu dùng.
- Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng.
7. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn quốc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Hoàn thiện văn bản pháp luật, họach định chính sách, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện để cơ quan quản lý, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể truy cập và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
8. Triển khai Chương trình Doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm
- Xây dựng bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và hệ thống tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng tại doanh nghiệp.
- Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và triển khai hoạt động nhằm giảim thiểu các khiếu nại của người tiêu dùng.
9. Hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
10. Các hoạt động khác
Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia về đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ.