Sắp xếp lại Chính phủ như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #473332 01/11/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Sắp xếp lại Chính phủ như thế nào?

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

    Thiết nghĩ trước tiên Chính phủ, các bộ, ngành cần tiên phong trong việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính cồng kềnh hiện nay khi tình hình ngân sách hạn hẹp và nợ công ngày càng tăng.

    Trong lúc chờ Chính phủ tự sắp xếp lại, xin mạo muội đề xuất Bộ máy thành viên Chính phủ như sau:

    1. Thủ tướng

    2. Phó Thủ tướng

    3. Bộ trưởng Bộ Công An

    4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    6. Bộ trưởng Bộ Tài chính

    7. Bộ trưởng Bộ Y tế

    8. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học (Sáp nhập từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Khoa học và Công nghệ)

    9. Bộ trưởng Bộ Hạ tầng – Giao thông (Sáp nhập từ Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ Xây dựng)

    10. Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Đầu tư (Sáp nhập từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch – Đầu tư)

    11. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (Sáp nhập từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Thông tin – Truyền thông)

    12. Bộ trưởng Bộ Lao động – Việc làm (Hiện là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

    13. Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Dân tộc (Sáp nhập từ Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc)

    14. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (Hiện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    15. Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường

    16. Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế biển (Thành lập mới)

    17. Chánh Văn phòng Chính phủ

    18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

    Các Bộ, ngành hiện đã đảm nhiệm việc thanh tra chuyên ngành, thanh tra về ngân sách đã có Kiểm toán Nhà nước nên chăng cần xóa bỏ Thanh tra Chính phủ.

    Việc sắp xếp, tổ chức chi tiết Bộ máy Chính phủ cần những chuyên gia ra tay. Trên chỉ là suy nghĩ cá nhân, không biết các thành viên Danluat có cao kiến gì không nhỉ?

    Cập nhật bởi hkhduy ngày 02/11/2017 09:31:29 SA Cập nhật bởi hkhduy ngày 02/11/2017 07:40:01 SA
     
    8668 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #479393   22/12/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    ThyThy2901 viết:

    Theo mình thì không thể sắp xếp lại theo kiểu sáp nhập như thế được, bởi vì ví dụ khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là 2 ngành rất khác biệt nhau, một bên là nghiên cứu chuyên sâu, một bên đào tạo bình thường thì làm sao có thể sáp nhập, với lại với năng lực quản lí hiện tại, 1 bộ thôi đã không thể quản lì nổi nói gì sáp nhập 2 3 bộ về 1 bộ, ví như bộ giáo dục những năm gần đây năm nào cũng thấy sửa đổi cải cách mà có thu được thành tích gì đâu, toàn thấy dân phản ánh tiêu cực.

    Bạn cho rằng "khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là 2 ngành rất khác biệt nhau" tôi thấy rất làm lạ, bởi lâu nay ai cũng hiểu giáo dục phải luôn gắn liền với khoa học, có nghiên cứu thì mới tìm ra cái mới để giáo dục đào tạo đội ngũ nhân lực hòng đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, và đào tạo ra những nhà nghiên cứu để tiếp cận và phát triển tri thức nhân loại. Việc đơn thuần là nghiên cứu chuyên sâu hay đào tạo chỉ là phương thức thể hiện, về bản chất đó vẫn là hoạt động tìm hiểu, sáng tạo tri thức. Mặt khác, không thể viện vấn đề quản lý không nổi, xảy ra nhiều bất cập làm lý do, bởi có bất cập, yếu kém thì mới thay đổi, và việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy không đơn thuần chỉ là sáp nhập những cái tên, mà còn phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý điều hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #479392   22/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình không hiểu theo như bộ máy bạn đề xuất thì công tác ngoại giao, lãnh sự giao cho bộ nào (vì biến mất Bộ Ngoại giao). Theo mình, thứ tự bạn liệt ra cũng chưa chính thống lắm, trước nay các nhà nước luôn liệt Bộ Quốc phòng lên vị trí 1 (hoặc là Văn phòng Nội các) sau đó mới là đến các bộ ban khác. Chính ra Bộ Công an lại không nhất thiết phải giữ lại. Ở các nước khác Bộ Công an hòa chung vào với Bộ Tư pháp. Ở Việt Nam hồi trước thì Bộ Nội vụ chính là bao gồm Bộ Công an như ngày nay.

    Sau đây mình cũng đóng góp ý kiến đề xuất Danh sách thành viên Chính phủ:

    1. Thủ tướng Chính phủ và không quá 03 lãnh đạo Chính phủ

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    3. Bộ trưởng Bộ Công an

    4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

    5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ

    6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    7. Bộ trưởng Bộ ...

    8. Bộ trưởng Bộ ...

    9. Bộ trưởng Bộ ...

    10. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (hoặc Chánh Văn phòng Nội các)

    Thực ra chỉ có 03 Bộ đầu tiên (quốc phòng, công an, ngoại giao) là bộ sức mạnh thôi cùng lắm thêm Văn phòng Chính phủ nữa tùy giai đoạn, còn các bộ khác nhập hết vào làm một vài bộ thôi, chứ bây giờ Thứ trưởng Bộ Công an có khi còn to hơn Bộ trưởng mấy bộ bình thường :D

    Theo mình chỉ trên dưới 10 bộ thôi. Hồi xưa cả ta và Tàu đều chỉ có lục bộ mà còn quản lý tốt nữa là.

    Bỏ ngay Thanh tra Chính phủ đi. Cơ quan này rất vở vẩn. Nên giao cho Văn phòng Chính phủ hoặc lập một Ủy ban hoặc Tổ công tác đặc biệt trực thuộc Thủ tướng Chính phủ đi thanh tra việc chấp hành của các bộ ngành thì phù hợp hơn. Thanh tra thanh mẹ thanh gì mấy ông Thanh tra gần đây càng này càng nát. Còn thì Nhà nước nên tăng cường công tác thanh tra giám sát của các cơ quan tổ chức khác bao gồm cơ quan Quốc hội, cơ quan Mặt trận Tổ quốc đối với Chính phủ, sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều so với tự Chính phủ thanh tra chính khối hành pháp mà mình đang vận hành, tránh tình trạng con hát mẹ khen hay, né trách nhiệm tại mỗi phiên chất vấn Quốc hội thường kỳ.

    Số lượng Thứ trưởng cũng nên chỉ không quá 02 (hiện nay lạm phát cấp phó ở các bộ ngành. Riêng Bộ Ngoại giao có đến tầm 9 Thứ trưởng (hoặc hơn)). 

    Mong nhận được gạch đá từ các bạn Danluat.

    hkhduy viết:

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

    Thiết nghĩ trước tiên Chính phủ, các bộ, ngành cần tiên phong trong việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính cồng kềnh hiện nay khi tình hình ngân sách hạn hẹp và nợ công ngày càng tăng.

    Trong lúc chờ Chính phủ tự sắp xếp lại, xin mạo muội đề xuất Bộ máy thành viên Chính phủ như sau:

    1. Thủ tướng

    2. Phó Thủ tướng

    3. Bộ trưởng Bộ Công An

    4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    6. Bộ trưởng Bộ Tài chính

    7. Bộ trưởng Bộ Y tế

    8. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học (Sáp nhập từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Khoa học và Công nghệ)

    9. Bộ trưởng Bộ Hạ tầng – Giao thông (Sáp nhập từ Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ Xây dựng)

    10. Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Đầu tư (Sáp nhập từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch – Đầu tư)

    11. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (Sáp nhập từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Thông tin – Truyền thông)

    12. Bộ trưởng Bộ Lao động – Việc làm (Hiện là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

    13. Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Dân tộc (Sáp nhập từ Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc)

    14. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (Hiện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    15. Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường

    16. Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế biển (Thành lập mới)

    17. Chánh Văn phòng Chính phủ

    18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

    Các Bộ, ngành hiện đã đảm nhiệm việc thanh tra chuyên ngành, thanh tra về ngân sách đã có Kiểm toán Nhà nước nên chăng cần xóa bỏ Thanh tra Chính phủ.

    Việc sắp xếp, tổ chức chi tiết Bộ máy Chính phủ cần những chuyên gia ra tay. Trên chỉ là suy nghĩ cá nhân, không biết các thành viên Danluat có cao kiến gì không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #565950   31/12/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành các biện pháp cải cách theo hướng “tinh gọn bộ máy nhà nước” và “cải cách thủ tục hành chính”. Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy, Bộ máy nhà nước nhà nước nói chung và bộ máy Chính phủ nói riêng vẫn còn khá cồng kềnh. Chính phủ hiện nay có khá nhiều Phó Thủ tướng, chưa kể đến các Thứ trưởng ở các Bộ và các cơ quan dưới Bộ gây sự tiêu tốn khá lớn cho ngân sách Nhà nước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565960   31/12/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5366 lần


    Chính phủ hiện nay có 4 Phó thủ tướng, ít hơn so với ban đầu 1 vị. Theo bạn nghuynhminhkhoi  thì bao nhiêu PTT sẽ không phải là "khá nhiều" ?

     
    Báo quản trị |  
  • #573175   30/06/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1164)
    Số điểm: 8460
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Đồng ý vơi bạn là  chưa bàn đến việc ý tưởng sáp nhập, tách những bộ trên đã hợp lý hay chưa vì còn phụ thuộc và phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên cần chú ý về chức vụ ở bọ máy ta quá nhiều trong khi ở các nước khác rất ít. Do vậy, cần thống nhất hơn trong vấn đề về quản lý.

     

     
    Báo quản trị |