Phá thai có điều kiện là một trong những quy định mới tại dự thảo Luật Dân số; theo đó, luật này quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số về thể chất và điều kiện bảo đảm thực hiện công tác dân số.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 chỉ quy định:
“Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.”
Nhằm tăng cường việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là để hạn chế những rủi ro phá thai đối với phụ nữ, đồng thời làm giảm thiểu số lượng những ca nạo, phá thai, tại khoản 1 Điều 36 dự thảo luật đã bổ sung điều kiện khi nạo phá thai, cụ thể:
“Phụ nữ được quyền phá thai theo nguyện vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người được phá thai.”
Như vậy, phụ nữ được quyền phá thai nếu muốn nhưng sẽ không được pháp phép thai với lý do giới tính em bé không đáp ứng kỳ vọng hoặc hành vi phá thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phá thai.
Ngoài ra, Điều 36 dự thảo còn quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người được phá thai như sau:
“....
2. Phụ nữ được tư vấn, lựa chọn, cung cấp thông tin về phương pháp phá thai phù hợp; được cung cấp dịch vụ phá thai an toàn và giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án. Khuyến khích vợ, chồng trao đổi thông tin với nhau trước khi phá thai.
3. Người vợ có quyền yêu cầu người chồng, thành viên khác trong gia đình giúp mình thực hiện phá thai an toàn, chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần sau khi phá thai.
4. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà phá thai thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
5. Người được phá thai có trách nhiệm tuân thủ đúng hướng dẫn về chuyên môn y tế, quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ phá thai.”
|
Điều 43, Khoản 1 Điều 44 của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Pháp lệnh dân số 2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2008 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ Khoản 1 Điều 10 của của Pháp lệnh được tiếp tục thực hiện đến khi Khoản 1 Điều 10 Luật Dân số có hiệu lực thi hành.
Hiện chưa rõ hiệu lực thi hành của Luật này./.
*Xem toàn văn dự thảo tại đây:
Cập nhật bởi ngkhiem ngày 28/04/2020 11:32:21 SA