Với hộ kinh doanh cá thể, hiện cả nước có hơn 5,1 triệu hộ (gấp 6 lần số lượng doanh nghiệp). Trong đó có hơn 1,7 triệu lượt hộ kinh doanh kê khai và nộp thuế (theo dữ liệu thuế). Tuy nhiên, nhóm này hiện chỉ một số nhỏ tham gia BHXH tự nguyện, chưa bắt buộc tham gia BHXH. Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có đề xuất việc chủ hộ kinh doanh sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tới?
Sắp tới đây chủ hộ kinh doanh sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Mục 1 Công văn 4253/LĐTBXH-BHXH năm 2019 thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định đối với chủ hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm 2008 trở đi, nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm 2008 trở đi, nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hiện nay rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể hiện đang tham gia BHXH tự nguyện.
Do đó nhằm thể chế hóa mục tiêu Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) đặt ra mục tiêu đến năm 2025. Tại Điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bao gồm chủ hộ kinh doanh.
Từ các quy định trên có thể thấy, nếu Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) này được thông qua thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hộ kinh doanh sẽ đóng mức bảo hiểm như thế nào?
Nếu chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thực hiện phương thức đóng và mức đóng được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.