Muốn sáp nhập thông thì phải đáp ứng được những điều kiện gì? Sáp nhập thôn có phải thông qua Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không? Quy trình sáp nhập thôn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
(1) Muốn sáp nhập thông thì phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7a được bổ sung vào Chương 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV thì khi sáp nhập thôn cần phải đáp ứng được những điều kiện như sau:
- Trường hợp là các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề.
- Trường hợp là các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% trở lên quy mô số hộ gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập.
- Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần phải xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương.
- Đối với Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố thì phải được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập tán thành.
Như vậy, trường hợp muốn sáp nhập thôn thì cần phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện như đã nêu trên.
(2) Sáp nhập thôn có phải thông qua Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không?
Tại Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Đất đai 2024 (dự kiến có hiệu lực thi hành vào 01/7/2024) có quy định thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính như sau:
“2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.”
Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định sáp nhập đối với đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Mà thôn là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã. Theo đó, trường hợp sáp nhập thôn thì sẽ phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(3) Quy trình sáp nhập thôn như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8a được bổ sung vào Chương 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV thì việc sáp nhập thôn được thực hiện theo quy trình như quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới như sau:
Về Hồ sơ sáp nhập thôn: UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương sáp nhập thôn và chỉ đạo UBND cấp huyện giao UBND cấp xã xây dựng Đề án sáp nhập thôn. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
- Sự cần thiết sáp nhập thôn.
- Tên gọi của thôn khi sáp nhập.
- Vị trí địa lý, ranh giới của thôn sau khi sáp nhập (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý).
- Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn.
- Diện tích tự nhiên của thôn sau khi sáp nhập (phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta.
- Các điều kiện khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV.
- Đề xuất, kiến nghị.
Về quy trình: UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực sáp nhập về Đề án. Tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
Đề án nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực sáp nhập tán thành thì UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến cử tri) và trình HĐND cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND cấp xã sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.
Tại nơi không tổ chức HĐND thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày lấy ý kiến, UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ sáp nhập (kèm theo biên bản lấy ý kiến cử tri) trình UBND cấp huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% tán thành thì UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2. Nếu vẫn không được trên 50% thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Tiếp đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ sáp nhập) gửi đến Sở Nội vụ để thẩm định trình UBND cấp tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ. Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh sẽ bao gồm:
- Tờ trình của UBND cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện theo quy định như đã nêu trên.
- Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
Theo đó, căn cứ hồ sơ trình của UBND cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết sáp nhập thôn.