Đây là một trong những nội dung nổi bật quan trọng được đề cập tại Luật tố cáo sửa đổi, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, cho phép người dân tố cáo ngay cả đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu. Cụ thể:
Việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu công tác giải quyết.
Còn đối với việc tố cáo hành vi vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đã nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp trước đó công tác giải quyết.
(Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Dự thảo Luật tố cáo sửa đổi)
Ngoài ra, Dự thảo Luật tố cáo sửa đổi cũng bổ sung thêm các quy định:
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo
- Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
- Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức
- Xử lý kỷ luật trong trường hợp vi phạm đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, người có trách nhiệm tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo và người tố cáo.
Dự kiến Luật tố cáo sửa đổi sẽ thay thế Luật tố cáo 2011 hiện hành.